Sáng 25/11, UBND xã Tịnh Khê, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi, cho biết chính quyền địa phương đang làm thủ tục bàn giao thi thể nam sinh chết đuối cho gia đình lo hậu sự.
Khoảng 16h45 ngày 24/11, T.L.A.H. (SN 2004, quê xã An Thạnh Tây, huyện Củ Chi, TP.HCM) và N.Q.H. (SN 2004, quê xã Quang Lộc, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình), rủ nhau ra biển Mỹ Khê tắm. Cả hai là sinh viên Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM, phân hiệu Quảng Ngãi.
Lực lượng chức năng cùng người dân địa phương tìm kiếm nam sinh bị sóng lớn cuốn. Ảnh: Đ.T. |
Khi đang tắm ở vị trí cách bờ khoảng 10 m thuộc khu giáp ranh với xã Tịnh Kỳ, cả hai bị sóng lớn cuốn ra xa. Phát hiện sự việc, lực lượng Ban Quản lý Khu du lịch Mỹ Khê lao ra ứng cứu và đưa được T.L.A.H. vào bờ an toàn, còn N.Q.H. mất tích.
Sau khi nhận được tin báo, Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH Công an tỉnh Quảng Ngãi cử 16 cán bộ, chiến sĩ đến hiện trường, phối hợp với chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng tìm kiếm nạn nhân.
Đến 22h55 cùng ngày, người dân phát hiện thi thể N.Q.H. trôi dạt vào bờ nên trình báo chính quyền địa phương.
Những cuốn sách hay về biển đảo Việt Nam
Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông, do tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ làm chủ biên, nói về lịch sử xác lập, thực thi các quyền, lợi ích chính đáng của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, với các vùng biển, thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia.
Cà Nóng chu du Trường Sa là một cuốn sách thú vị về biển đảo, là chuyến du hành ngược thời gian để khám phá những cột mốc lịch sử của cha ông trong tiến trình chinh phục và gìn giữ biển đảo.
Ngành đóng thuyền và tàu thuyền ở Việt Nam thời Nguyễn cung cấp một cái nhìn tổng quát về ngành đóng thuyền và tàu thuyền ở Đàng Trong dưới thời các chúa Nguyễn và ở Việt Nam trong thời kỳ đầu của vương triều Nguyễn (1802-1945). Các chúa Nguyễn đã lập những đội thuyền như: Thanh Châu, Hải Môn, Bắc Hải,… để vượt biển đến quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cắm cột mốc khẳng định chủ quyền.