Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hải quân châu Âu tăng cường hiện diện ở châu Á - Thái Bình Dương

Sau Anh, Pháp và Đức cũng lần lượt tuyên bố đưa tàu chiến vào Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương trong bối cảnh lo ngại trước việc Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng trong khu vực.

Ngày 3/3, Đại sứ quán Pháp tại Tokyo đăng tải thông tin về hoạt động của một khinh hạm trong vùng biển châu Á.

“Khinh hạm Prairial đang được triển khai ở châu Á - Thái Bình Dương và tham gia vào việc ngăn Triều Tiên lách các lệnh trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc”, Đại sứ quán Pháp cho biết. "Đó là một trong những công việc của chúng tôi để đảm bảo an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương”.

Trong bài đăng trước đó, Đại sứ quán Pháp cũng nói rằng khinh hạm Prairial đã dừng lại ở cảng hải quân Sasebo, tỉnh Nagasaki của Nhật Bản. Tàu Prairial ở lại nơi này trong 4 ngày, theo Nikkei Asia.

hai quan chau Au tang cuong hien dien o Bien Dong anh 1

Khinh hạm Prairial của Pháp tham gia tập trận RIMPAC vào năm 2018. Ảnh: Hải quân Mỹ.

Các cuộc tập trận chung

Chuyến thăm này gợi nhớ đến việc tàu tấn công đổ bộ của Anh HMS Albion năm 2018 tới Yokosuka, Nhật Bản để bảo dưỡng. Đây là nơi Hạm đội 7 của Mỹ đóng quân.

Các chuyến thăm cảng sẽ thể hiện cho đối thủ tiềm năng biết rằng hải quân những nước này có thể sử dụng cảng của đồng minh trong khu vực khi cần thiết, Nikkei Asia nhận định.

Cuộc tập trận chung với sự tham gia của Pháp, Mỹ và Nhật Bản vào tháng trước thể hiện điều này rõ nét hơn.

Tàu tiếp dầu Hamana của Nhật Bản đã tiếp nhiên liệu cho tàu Prairial gần đảo Kyushu. Đây là lần đầu tiên hoạt động này diễn ra kể từ khi thỏa thuận mua lại và cung cấp dịch vụ chéo giữa hai nước có hiệu lực vào năm 2019.

Vào tháng 12/2020, tàu ngầm hạt nhân Emeraude của Pháp đã tập trận chống tàu ngầm với tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS John McCain của Mỹ và tàu sân bay trực thăng Hyuga của Nhật Bản ở vùng biển ngoài khơi Philippines. Đây là lần đầu tiên Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản (JMSDF) và hải quân Pháp cùng tham gia một cuộc tập trận tàu ngầm.

hai quan chau Au tang cuong hien dien o Bien Dong anh 2

Tàu USS Curtis Wilbur của Mỹ, JS Hamana của Nhật Bản và FNS Prairial của Pháp tập trận chung vào ngày 19/2. Ảnh: JMSDF.

"Cuộc tập trận ba bên với hải quân Mỹ và hải quân Pháp không chỉ phát triển các kỹ năng chiến thuật mà còn góp phần xây dựng một 'Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở' dựa trên pháp quyền và tự do hàng hải", đại tá Shingo Hamasaki, chỉ huy Sư đoàn Hộ tống số 3 của JMSDF, phát biểu.

Với các căn cứ quân sự ở New Caledonia và Polynesia thuộc Pháp, Paris tự coi mình là một cường quốc Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Pháp cũng lo ngại về sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực.

Trong khi đó, Đức sẽ đưa một khinh hạm đến châu Á vào tháng 8, các quan chức chính phủ cấp cao ở Berlin cho biết ngày 2/3.

Khinh hạm này sẽ đi qua Biển Đông trong hành trình trở về, Reuters đưa tin.

Đây là lần đầu tiên kể năm 2002, Đức cho tàu chiến di chuyển qua Biển Đông.

hai quan chau Au tang cuong hien dien o Bien Dong anh 3

Khinh hạm Hamburg, lớp Sachsen, của hải quân Đức. Ảnh: Meta-Defense.

Các quan chức ngoại giao và quốc phòng Đức cũng nói thêm rằng con tàu sẽ không đi vào khu vực 12 hải lý xung quanh các thực thể đang tranh chấp ở Biển Đông.

Washington đã tuyên bố yêu sách đường chín đoạn của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý. Hải quân Mỹ cũng thường xuyên tiến hành các hoạt động "tự do hàng hải", cho tàu Mỹ đi vào khu vực gần các đảo, đá đang tranh chấp ở biển Đông để khẳng định quyền tự do tiếp cận các tuyến đường thủy quốc tế.

Tăng cường hiện diện ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

Các động thái của Pháp và Đức diễn ra sau khi Anh hướng sự chú ý vào Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương hậu Brexit. Quan hệ giữa London và Bắc Kinh cũng xấu đi sau khi Trung Quốc áp luật an ninh mới với Hong Kong.

Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của hải quân Anh sẽ được triển khai tới Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương sau mùa xuân. Đi cùng HMS Queen Elizabeth là nhóm tác chiến bao gồm tàu ​​ngầm và tàu khu trục nhằm phô trương lực lượng đối với Trung Quốc.

hai quan chau Au tang cuong hien dien o Bien Dong anh 4

Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth vào năm 2020. Ảnh: Hải quân Anh.

Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth dự kiến ​​tham gia các cuộc tập trận với máy bay chiến đấu tàng hình F-35B của Mỹ và Nhật Bản.

Nhật Bản xem việc châu Âu gia tăng sự hiện diện trong khu vực là cơ hội vàng để nước này mở rộng mục tiêu về một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở.

Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Toshimitsu Motegi hoan nghênh sự quan tâm tới khu vực của châu Âu khi phát biểu tại Hội đồng Đối ngoại của Liên minh châu Âu vào cuối tháng 1. Ông Motegi cũng kêu gọi hợp tác trong các lĩnh vực, bao gồm an ninh hàng hải.

Tổng thống Mỹ Joe Biden và chính quyền của ông đang hàn gắn mối quan hệ với châu Âu trong nỗ lực tập trung vào các liên minh quốc tế. Trong bài phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich vào tháng trước, ông Biden gọi mối quan hệ này là "nền tảng vững chắc" cho an ninh và thịnh vượng chung.

Mỹ hoan nghênh Đức cho tàu chiến đi qua Biển Đông

Mỹ ngày 3/3 đã ca ngợi kế hoạch của Đức đưa tàu chiến đi qua Biển Đông, cho biết Washington hoan nghênh các hành động ủng hộ “trật tự quốc tế dựa trên luật lệ” trong khu vực.

Trung Quốc bắt đầu tập trận một tháng ở Biển Đông

Quân đội Trung Quốc (PLA) ngày 1/3 bắt đầu cuộc tập trận kéo dài một tháng ở Biển Đông trong bối cảnh Mỹ tăng cường các hoạt động do thám và Pháp đưa tàu quân sự đến khu vực này.

‘Qua bom hen gio’ o chau Au hinh anh

‘Quả bom hẹn giờ’ ở châu Âu

0

Đại dịch Covid-19 đã phơi bày nhiều điểm yếu trong hệ thống chăm sóc sức khỏe của Liên minh châu Âu. Tuy nhiên, các nước không còn nhiều thời gian để khắc phục những lỗ hổng này.

Như Trần

Theo Nikkei Asia

Bạn có thể quan tâm