Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hai ông lớn xe điện đều lập kỷ lục doanh số

Doanh số của Tesla được thúc đẩy nhờ các chương trình giảm giá bán. Còn BYD đã vượt mặt hãng xe điện của Elon Musk tại thị trường Trung Quốc và đang tham vọng mở rộng toàn cầu.

Theo Bloomberg, trong quý II, cả Tesla (Mỹ) lẫn BYD (Trung Quốc) đều ghi nhận doanh số bán hàng kỷ lục. Đây là hai nhà sản xuất xe điện bán chạy nhất thế giới.

Tesla của tỷ phú công nghệ Elon Musk đã giao tổng cộng 466.140 xe trên toàn cầu trong quý II, vượt xa ước tính của Phố Wall. Còn BYD - thương hiệu xe hơi đắt hàng nhất Trung Quốc - ghi nhận quý tốt nhất từ trước đến nay với 700.244 ôtô năng lượng mới.

Trong phiên giao dịch ngày 3/7 trên sàn Hong Kong, giá cổ phiếu BYD đã tăng vọt 3,2%. Hai công ty cung cấp pin cho Tesla - Contemporary Amperex Technology và LG Energy Solution - cũng tăng lần lượt 2,3% và 3,1% trước khi giảm nhẹ.

Tesla lập đỉnh

Tesla tuyên bố sẽ thúc đẩy sản lượng hơn nữa dù phải đánh đổi bằng biên lợi nhuận. Trước đó, nhóm chuyên gia của Bloomberg dự đoán công ty xuất xưởng 448.350 xe trong quý.

"Mọi người vẫn đang chuẩn bị tinh thần cho một đợt giảm giá bán khác của Tesla. Nhưng số lượng xe được giao trong quý II khiến rủi ro đó giảm đi", ông Ben Kallo - chuyên gia phân tích của Robert W. Baird - nhận định.

Đây là số xe xuất xưởng kỷ lục trong một quý của Tesla. So với một năm trước đó, hãng xe có trụ sở ở Austin giao được nhiều hơn 83% xe.

So với số xe được giao, Tesla sản xuất nhiều hơn 13.560 ôtô. Con số này đã giảm so với mức chênh lệch 18.000 xe trong quý đầu tiên.

Số xe được giao trong quý II của Tesla và BYD

Nhãn Quý I/2022 Quý II Quý III Quý IV Quý I/2023 Quý II
Xe BYD nghìn chiếc 284.7 353.4 537.2 682.1 547.9 700.2
Xe BYD thuần điện
143.2 180.3 258.6 329 264.6 352.2
Xe Tesla
310 254.7 343.8 405.3 422.9 466.1

"Mọi người đều lo ngại về việc hàng tồn kho gia tăng. Nhưng khoảng cách giữa số xe được sản xuất và bán đang thu hẹp. Tesla từng khẳng định rằng họ sẽ làm điều đó", ông nhận định.

Tesla bán xe trực tiếp cho người tiêu dùng mà không thông qua đại lý. Ngoài giảm giá bán trên toàn bộ dòng sản phẩm trong năm nay, gã khổng lồ xe điện Mỹ còn tung ra các chính sách đặc quyền như 3 tháng sạc nhanh miễn phí ở Mỹ.

Một số chuyên gia phân tích dự đoán hãng xe sẽ tiếp tục giảm giá trong năm tới.

Tesla không công bố dữ liệu về số xe được giao theo từng dòng sản phẩm hay khu vực. Tesla Model 3 và Model Y cùng nhau chiếm 96% doanh số.

Hãng xe điện của Elon Musk là công ty lớn nhất trong ngành tại Mỹ. Nhưng Tesla đang phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt.

Hãng xe vượt Tesla tại Trung Quốc

Tại Trung Quốc, thị trường lớn thứ hai của Tesla, BYD đã vượt mặt hãng xe điện của Musk. Công ty cũng đang tham vọng mở rộng toàn cầu.

Tuần trước, Tesla cho biết sẽ hạ giá bán hơn 4,5% đối với các mẫu xe cao cấp tại Trung Quốc. Hãng cũng trao tiền mặt cho một số khách hàng mua Model 3.

Trong khi đó, BYD đã vượt Tesla về doanh số bán xe thuần điện, tăng gấp đôi so với một năm trước đó lên 352.163 chiếc trong quý II. Doanh thu của hãng xe có trụ sở ở Thâm Quyến đã tăng 98% so với một năm trước đó.

Ngoài BYD, startup Trung Quốc Li Auto cũng vừa ghi nhận số xe được giao đạt mức cao mới hàng tháng là 32.575 chiếc. Trong khi đó, Xpeng và Nio có mức tăng khiêm tốn hơn.

Thương hiệu xe điện Aion của Guangzhou Automotive Group cũng vừa ghi nhận một tháng tăng trưởng tốt với 45.013 chiếc xe được giao.

Theo bà Joanna Chen - chuyên gia phân tích ôtô và pin xe điện của Bloomberg Intelligence, doanh số bán hàng trong tháng 6 “cho thấy nhu cầu về xe năng lượng mới vẫn khá mạnh” bất chấp sự sụt giảm kinh tế của Trung Quốc.

Đà phục hồi kinh tế của Trung Quốc đã chững lại trong những tháng qua. Theo dữ liệu vừa được công bố hôm 3/7, chỉ số quản lý thu mua Caixin/S&P Global đối với lĩnh vực sản xuất tư nhân của Trung Quốc tiếp tục giảm từ mức 50,9 điểm hồi tháng 5 xuống 50,5 điểm trong tháng 6.

Ngưỡng 50 điểm phân chia vùng tăng trưởng và thu hẹp. Thứ sáu tuần trước, dữ liệu từ Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho thấy PMI sản xuất đạt 49 điểm trong tháng 6, tăng nhẹ từ 48,8 điểm vào tháng 5 nhưng vẫn ở vùng suy yếu.

Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.

Thị trường dầu đón thêm cú sốc

Saudi Arabia sẽ kéo dài thời gian cắt giảm sản lượng dầu thô thêm một tháng. Điều này giáng đòn lên nguồn cung vốn đã thắt chặt trong nửa cuối năm nay.

Bắc Kinh tìm cách 'cứu' đồng nhân dân tệ

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cam kết ổn định đồng nhân dân tệ và tăng cường hỗ trợ kinh tế trong bối cảnh những hoài nghi về khả năng phục hồi của nước này đang gia tăng.

Thảo My

Bạn có thể quan tâm