Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hai mặt cơn cuồng mua sắm của bóng đá Trung Quốc

Không có nhiều người tin vào sự thành công của bóng đá Trung Quốc sau cơn cuồng mua sắm gần đây.

Mở đầu cho bài viết trên báo Straitstimes, cây bút Goh Sui Noi cho rằng tác động từ những ngoại binh như Carlos Tevez, Oscar, Hulk... chỉ mang tính ngắn hạn chứ không thể nâng tầm trình độ nền bóng đá Trung Quốc. Chặng đường "hóa rồng" với bóng đá nước này vẫn còn rất dài. 

Những thương vụ đình đám mới chỉ là sự khởi đầu. Tất cả để phục vụ cho tham vọng vực dậy nền bóng đá rất rệu rã của Trung Quốc. Nhưng sau tất cả, khi giải Chinese Super League khởi tranh vào tháng 3 này, liệu cổ động viên có thay đổi góc nhìn về cách tiêu xài hoang phí của những CLB?

Hai mat con cuong mua sam cua bong da Trung Quoc anh 1
Ngôi sao Oscar được chào đón nồng nhiệt tại Trung Quốc.

Phung phí và không xứng đáng, đó là quan điểm của nhiều người. "Họ (những ngoại binh) sẽ làm tăng tính giải trí của giải đấu trong ngắn hạn, nhưng không mang đến hiệu ứng tích nào để nâng tầm trình độ cho các cầu thủ nội", Liang Wenzhen, một CĐV 33 tuổi nói. Mọi thứ đều có lý do riêng.

Sau khi chi rất nhiều tiền để mua sắm cầu thủ, ngoại binh mặc nhiên sẽ giữ vai trò quan trọng trên sân (tiền đạo hoặc tiền vệ). Trong khi đó, nội binh khó cạnh tranh để trở thành hạt nhân đội bóng. Với bình luận viên Zhang Lindong, ông tin tiền bạc nên được dành để phục vụ công tác đào tạo trẻ.

Với bóng đá Trung Quốc, tuổi đời ngoại binh phiêu lưu tới đây đang trẻ dần. Oscar gia nhập Shanghai SIPG khi mới 25 tuổi. Mặc cho điều đó, CĐV Liang vẫn cảm thấy ngao ngán: "Họ là những cầu thủ hạng 2 và đang sa sút. Ngay cả Oscar cũng mất vị trí chính thức tại Chelsea".

Trong khi đó, Tổng cục Thể dục thể thao Trung Quốc mô tả cách những CLB tiêu xài hoang phí là một "hiện tượng nghiêm trọng" và sẽ đe dọa ngân sách tài chính của họ. Không phải ai cũng thận trọng và bi quan. Vẫn có một số người thích thú với cơn cuồng mua sắm được các CLB thực hiện.

Hai mat con cuong mua sam cua bong da Trung Quoc anh 2
Carlos Tevez lãnh lương rất cao tại Trung Quốc.

Trên các diễn đàn, số đông người hâm mộ tranh cãi ngoại binh chất lượng sẽ mang đến sự hào hứng và kéo khán giả tới sân. "Tôi bắt đầu thích bóng đá khi Guangzhou Evergrande vô địch AFC Champions League. Sau đó, tôi cố chơi và chọn theo học một lớp bóng đá", một người dùng Internet bình luận.

Còn Cameron Wilson, biên tập viên của website Wild East Football phiên bản tiếng Anh, bình luận: "Giải Chinese Super League đã lột xác nhờ ngoại binh tên tuổi. Mọi người bắt đầu nói đến bóng đá và sự lôi cuốn của môn thể thao này đang tăng dần. Khán giả tới sân cũng nhiều hơn, và quan trọng giới trẻ được thôi thúc chơi bóng đá".

"Bạn hãy nhìn giá vé cả mùa của Shanghai Shenhua, đó vào khoảng 265 USD. Không cần phải là giáo sư để thấy được còn lâu CLB mới trả đủ lương hàng chục triệu USD cho Carlos Tevez với giá vé như thế",

Nhà báo Cameron Wilson kết luận.

Cũng theo Cameron Wilson, các ngôi sao châu Âu sẽ nâng tầm trình độ các trận đấu và mang đến "thái độ chuyên nghiệp" trên sân, từ đó tác động lên nội binh. Nhưng bù lại, nhà báo này phân tích việc chi tiêu quá mức của các CLB khó giúp họ tăng nguồn thu nhập và duy trì sự ổn định. 

"Bạn hãy nhìn giá vé cả mùa của Shanghai Shenhua, đó vào khoảng 265 USD. Không cần phải là giáo sư để thấy được còn lâu CLB mới trả đủ lương hàng chục triệu USD cho Carlos Tevez với giá vé như thế", Cameron Wilson kết luận.

Hai mat con cuong mua sam cua bong da Trung Quoc anh 3
Tuổi đời ngôi sao sang Trung Quốc đang trẻ dần.

Chia sẻ trên Straitstimes, chuyên gia kinh tế Hy Xingdou cho rằng các CLB tại Trung Quốc phần lớn có chủ sở hữu là những tập đoàn bất động sản. Thế nhưng tiền bạc phải đánh đổi lấy danh hiệu, bằng không nhà đầu tư sẽ rút lui.Vì vậy, rất khó để một CLB có thể duy trì tình hình tài chính ổn định.

"Sẽ có ngày những bản hợp đồng tài trợ giảm sút. Trong thời kỳ bóng đá hiện đại, ngoại binh đẳng cấp phải đi kèm với kết quả cao. Điều đó mới làm thỏa mãn giới chủ. Song, thiệt hại sẽ rất lớn nếu mục tiêu không đạt được như ý muốn", bình luận viên Zhang giải thích.

Bóng đá Trung Quốc đang trải qua cuộc chuyển biến lớn. Dù vậy, vẫn còn rất nhiều vấn đề xuất hiện trên chặng đường "hóa rồng" của họ. Thống kê cho thấy người dân Trung Quốc chưa thể hiện tình yêu mãnh liệt với bóng đá. Năm 2015, chỉ có 190.000 sinh viên đăng ký đá bóng ở các địa phương.

Nhiều bậc phụ huynh ra sức cổ xúy con cái họ tham gia tập luyện bóng đá. Tuy nhiên, lớp trẻ lại quan tâm đến con đường học vấn hơn. "Học sinh muốn những tấm vé vào đại học. Chỉ có như thế, chúng mới tìm được việc làm dễ dàng", ông Liang nói.

Tiền bạc đưa dòng chảy bóng đá rẽ sang Trung Quốc

Những tên tuổi lớn đang tụ họp ở Chinese Super League, từ cầu thủ tới HLV. Bóng đá Trung Quốc giờ bắt đầu thu hút rất nhiều sự chú ý trên toàn cầu.




Nguyên Trí (Theo Straitstimes)

Ảnh: Getty Images

Bạn có thể quan tâm