Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hai bức tranh trái ngược ở Mỹ

Một cơn bão mùa đông đã gây ra sự gián đoạn trên diện rộng ở Mỹ, trong khi các vùng phía đông nam nước này lại đứng trước nhiệt độ cao kỷ lục.

Tuyết rơi xung quanh Nhà thờ Saint Paul, Minnesota. Ảnh: AP.

Tính đến hôm 22/2, khoảng 75 triệu người ở 28 tiểu bang nước Mỹ được đặt trong tình trạng cảnh báo thời tiết mùa đông.

Bão tuyết ở Dakotas, Minnesota và Wisconsin đã buộc nhiều trường học và doanh nghiệp phải đóng cửa.

Trong khi đó, nhiệt độ cao ở Washington, D.C. dự kiến phá vỡ kỷ lục tồn tại gần 150 năm.

Điều đó có nghĩa là cùng một thời điểm, một số vùng ở Mỹ sẽ ấm hơn đến 38 độ C so với những vùng khác, theo BBC.

CNN cũng nhận định nền nhiệt ở Mỹ đang chênh lệch bất thường.

Phần lớn khu vực Montana, Wyoming, Nam Dakota và Bắc Dakota ghi nhận nhiệt độ dưới ngưỡng đóng băng vào chiều 22/2, điển hình là -9 độ C tại Cut Bank, Montana.

Trong khi đó, đối nghịch với thời tiết lạnh giá ở phía Bắc, người dân khu vực Đông Nam nước Mỹ lại trải qua cái nóng kỷ lục trong tháng 2.

Phần lớn lãnh thổ phía nam, từ Texas đến Nam Carolina và Bắc Carolina, đang chứng kiến nền nhiệt trung bình là 26,7 độ C.

Nhiệt độ ở miền Bắc nước Mỹ hạ thấp kỷ lục

Cái lạnh khắc nghiệt ở phía bắc là do ảnh hưởng của cơn bão tuyết diện rộng xảy ra ngày 22/2.

Kể từ đầu tuần này, hơn 30 triệu người dân Mỹ liên tục nhận được cảnh báo về trận bão tuyết mùa đông có thể diễn ra, Reuters đưa tin.

bao tuyet o My anh 1

Những con sóng lớn được nhìn thấy gần bến tàu do gió mạnh ở San Diego, California. Ảnh: Reuters.

Theo dự báo, một số khu vực ở Mỹ sẽ có gió giật mạnh lên tới 80 km/h và nhiệt độ có thể giảm xuống -46 độ C.

Ở các bang phía bắc, một số nơi cũng được dự báo lượng tuyết phủ có thể dày tới 60 cm. Điều đó có nghĩa những khu vực này có khả năng phải chịu đựng trận tuyết lớn nhất trong 30 năm.

Các quan chức giao thông vận tải ở Minnesota, Nebraska và Dakotas kêu gọi người dân cẩn thận khi điều khiển phương tiện giao thông trong điều kiện thời tiết xấu hoặc hạn chế di chuyển trong vài ngày tới.

Thống đốc bang Minnesota Tim Walz cho biết Lực lượng Vệ binh Quốc gia sẽ sẵn sàng giúp đỡ những người lái xe bị mắc kẹt trong điều kiện bão tuyết. Trong khi đó, các quan chức cho biết tiểu bang này có thể phá kỷ lục về lượng tuyết rơi.

Vùng Minneapolis có khả năng đón tuyết rơi dày hơn 50 cm - cao nhất trong vòng 3 thập kỷ.

Các cơ quan, văn phòng ngừng làm việc, trong đó cơ quan lập pháp bang Minnesota dự kiến đóng cửa cho tới ngày 27/2.

Giới chức quản lý tình trạng khẩn cấp đã khuyến cáo người dân không ra khỏi nhà, đồng thời cảnh báo nguy cơ mất điện do thời tiết khắc nghiệt. Một số hộ gia đình đã mua dự trữ thực phẩm và nhu yếu phẩm vì lo ngại bão đổ bộ ảnh hưởng dài ngày.

Dự báo thời tiết cho biết hệ thống bão có thể kéo dài hơn 2092 km từ Nebraska đến New Hampshire. Hơn 1.700 chuyến bay ở Mỹ đã bị hủy do ảnh hưởng của cơn bão.

Thời tiết băng giá cũng được dự báo đối với Los Angeles, California - những nơi thường có nắng, ấm áp và cảnh báo bão tuyết hiếm khi được đưa ra. Dự báo có tuyết lớn và gió giật lên tới 120 km/giờ ở vùng núi và chân đồi của Quận Ventura cùng Los Angeles.

Daniel Swain, một nhà khoa học khí hậu tại Đại học California - Los Angeles, cho biết tất cả 39 triệu cư dân của California sẽ có thể nhìn thấy tuyết rơi xung quanh họ hoặc đọng lại trên đỉnh những ngọn núi gần đó.

Kể từ tối 22/2, nhiệt độ lạnh giá -22,7 độ C cũng đã được ghi nhận ở các vùng của Montana.

bao tuyet o My anh 2

Tuyết rơi dày ở Nam Dakota. Ảnh: Reuters

Miền Nam nước Mỹ chứng kiến nhiệt độ cao kỷ lục

Trong khi đó, phần lớn miền Nam nước Mỹ đang hứng chịu nhiệt độ cao bất thường vào thời điểm này trong năm. Vào hôm 22/2, McAllen và Texas đã ghi nhận nhiệt độ lên tới 35 độ C.

Cái nóng vào hôm 22/2 ở Lexington, Kentucky và Nashville, Tennessee, đã phá vỡ các kỷ lục kéo dài hơn một thế kỷ.

Cincinnati, Indianapolis, Atlanta và các thành phố khác của Mỹ cũng ghi nhận nhiệt độ ở mức cao kỷ lục.

Washington DC có thể đạt hơn 26,6 độ C vào ngày 23/2, phá vỡ kỷ lục được thiết lập vào năm 1874.

Orlando, Florida có thể đạt hơn 32 độ C và New Orleans, Louisiana có thể đạt trên 28,8 độ C.

"Suốt mùa đông, chúng tôi đã chứng kiến mô hình dai dẳng này, với miền Tây Mỹ có nhiệt độ dưới mức trung bình, trong khi miền Đông Mỹ có nhiệt độ trên mức trung bình", Nhà khoa học khí hậu Andrew Kruczkiewicz, một nhà nghiên cứu tại Đại học Columbia, nói với BBC.

Canada cũng chịu ảnh hưởng của cơn bão mùa đông

Phần lớn Canada cũng đang phát đi cảnh báo về thời tiết, bao gồm cả Toronto. Nơi này dự kiến có tuyết rơi dày 10-15 cm, và có thể có mưa lạnh.

Cơn bão mùa đông đã khiến các chuyến bay bị tạm dừng. Air Canada đã hủy khoảng 1/4 chuyến bay theo lịch trình vào chiều 22/2.

Trước đó, Canada vừa trải qua nhiệt độ ấm kỷ lục trong tháng 2. Thế nhưng, giờ đây, các khu vực của Toronto có thể chứng kiến băng tích tụ do đợt lạnh mới.

Các khu vực của Alberta và thảo nguyên đang phải đối mặt với cảnh báo cực lạnh, với nhiệt độ ở một số vùng giảm xuống mức -40 độ C kèm theo gió lạnh.

Đọc để hiểu rõ hơn lịch sử nước Mỹ

Mục Thế giới giới thiệu cuốn sách "Lẽ thường" - cuốn sách của tác giả Thomas Paine được xuất bản lần đầu vào năm 1776 và đã có vai trò quan trọng trong thời kỳ lập quốc của Mỹ. Cho đến hôm nay, cuốn sách vẫn còn nguyên giá trị lịch sử đối với những ai quan tâm đến lịch sử nước Mỹ.

30 triệu người Mỹ nhận cảnh báo bão tuyết mùa đông

Cơ quan Thời tiết quốc gia Mỹ dự báo một trận bão tuyết lớn có thể sẽ diễn ra, trải rộng khắp miền Tây và miền Bắc nước này, gây ảnh hưởng cho hơn 30 triệu người, Reuters đưa tin.

Kệ hàng trống trơn ở Anh

Các siêu thị lớn tại Vương quốc Anh đang giới hạn số lượng mua tối đa trên mỗi khách hàng với một số loại trái cây và rau củ, khi nguồn cung từ Tây Ban Nha và Bắc Phi suy giảm.

Minh An

Bạn có thể quan tâm