Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hai anh em thu hàng chục triệu/tháng từ những gốc cây khô

Những gốc cây khô qua bàn tay chế tác của hai anh em Thanh - Tài (An Giang) đã trở thành những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, có giá lên tới hàng trăm triệu đồng.

 

Những gốc cây khô được anh Thanh và Tài vừa “săn” từ rừng Bảy Núi đem về để chờ “đẽo gỗ tạo hình”.
Hai anh em Nguyễn Văn Thanh, Nguyễn Văn Tài ở xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên (An Giang) còn khá trẻ, nhưng niềm đam mê “đẽo gỗ tạo hình” đã giúp họ kiếm thu nhập khủng mỗi tháng.
Xưởng chế tác phẩm của hai anh chưa đầy 20 m2 mà mỗi tháng cho ra đời khoảng 1-2 tác phẩm trị giá từ 50 đến 100 triệu đồng.
Xưởng chế tác phẩm này của hai anh rộng chưa tới 20 m2, nhưng mỗi tháng cho ra đời 1-2 tác phẩm trị giá từ 50 đến 100 triệu đồng.
Theo anh Thanh đây là một gốc cây hương có chiều cao 1,2m, chiều ngang gần 2m do một ông chủ lớn ở Châu Đốc (An Giang) mang đến thuê anh gia công với giá 40 triệu đồng. Sau 4 tháng một mình anh Thanh tạo hình, đục đẽo,… đến nay Tứ Linh: Long, Lân, Qui, Phụng đã “hiện hình” rất uy nghiêm. Tuy nhiên theo anh Thanh để hoàn thiện tác phẩm này anh cần làm thêm 1 tháng nữa mới ưng ý, giao cho khách.
Theo anh Thanh, đây là gốc cây hương có chiều cao 1,2m, chiều ngang gần 2m mà một người ở Châu Đốc (An Giang) mang đến thuê anh gia công với giá 40 triệu đồng. Sau 4 tháng chỉ một mình hì hục đục đẽo, đến nay tác phẩm Tứ Linh đã thành hình. Song anh cho biết, muốn giao thành quả ưng ý cho khách, anh phải mất 1 tháng nữa để hoàn thiện.
Nếu giá trị bộ Tứ Linh này được bán ngoài thị trường giá từ 300 đến 350 triệu đồng.
Giá trị bộ Tứ Linh này bán ngoài thị trường từ 300 đến 350 triệu đồng.
Với 3 năm trong nghề đã cho ra đời cả trăm tác phẩm điêu khắc trên gỗ.
 3 năm trong nghề anh đã cho ra đời cả trăm tác phẩm lớn nhỏ điêu khắc trên gỗ.
Từ những gốc cây khô bỏ đi, vậy mà qua bàn tay chế tác đã trở thành tác phẩm nghệ thuật có giá trị lên hàng chục triệu đồng.
Từ những gốc cây khô bỏ đi, qua bàn tay của những người thợ tài hoa này đã trở thành tác phẩm nghệ thuật có giá trị hàng chục đến hàng trăm triệu đồng.
Bộ tác phẩm Bát Tiên có giá từ trên 100 triệu đồng, mà được xem là ưng ý nhất đối với hai nghệ nhân trẻ này.
Bộ tác phẩm Bát Tiên có giá trên 100 triệu đồng, được xem là ưng ý nhất đối với hai nghệ nhân trẻ này.
Anh Nguyễn Văn Tài cho biết:  tác phẩm “Độc Thiềm Thừ” của anh đang trong giai đoạn hoàn thiện. Theo anh Tài tác phẩm này được anh gia công suốt 2 tháng liền nhưng mới thành một chú cóc đúng nghĩa. Tuy nhiên, với những lợi thế sẵn có từ thân gốc cây Bình Linh, cộng với cách tạo hình riêng biệt của anh sẽ biến chú cóc sần sùi này thành tác phẩm “Độc Thiềm Thừ” quý hiếm.
Còn đây là tác phẩm “Độc Thiềm Thừ” làm từ gốc cây Bình Linh đang trong giai đoạn hoàn thiện. Theo anh Tài, tác phẩm này được anh gia công suốt 2 tháng mới thành hình một chú cóc đúng nghĩa. 
Theo anh Tài, tác phẩm “Độc Thiềm Thừ” tuy chưa hoàn thiện đã có người ngã giá mua 45 triệu đồng, nhưng anh chưa chịu bán.
Tác phẩm “Độc Thiềm Thừ” chưa hoàn thiện nhưng đã có người trả giá 45 triệu đồng, và anh chưa chịu bán.
Ngoài ra hai anh em này còn nhận các sản phẩm từ gỗ có thể chỉnh sửa  hoặc làm mới lại theo khách hàng yêu cầu.
Ngoài làm sản phẩm mới, họ còn nhận các sản phẩm từ gỗ để chỉnh sửa hoặc làm mới lại theo khách hàng yêu cầu.
Anh Nguyễn Văn Thanh chia sẻ: Thực tế do vốn liếng còn hạn hẹp nên hai anh em chỉ mới “khởi động” công việc này bằng cách làm gia công cho các đại gia mê chơi đồ gỗ tạo hình. Với cách này mình chỉ bỏ công lấy lời, trung bình mỗi bộ thấp nhất từ 10 triệu đồng đến cả 100 triệu đồng, tùy theo độ tinh xảo, kỳ công của tác phẩm mà mình tính tiền với khách.
Anh Nguyễn Văn Thanh chia sẻ, do vốn ít nên anh chỉ mới khởi động công việc này bằng cách làm gia công cho các đại gia mê chơi đồ gỗ tạo hình kiểu lấy công làm lời. Trung bình mỗi sản phẩm anh thực hiện có tiền công khoảng 10 triệu đồng đến cả 100 triệu đồng tùy theo độ tinh xảo, kỳ công của tác phẩm.
Mặc dù nhìn các gốc, rễ cây mục nát như thế này nhưng khi qua bàn tay của nghệ nhân trở thành vật có giá trị mặt nghệ thuật sánh hàng chục triệu đồng.
Những gốc cây khô được khách mang đến chờ “đẽo gỗ tạo hình”.
Thông thường có gỗ để điêu khắc, phải lặn lội vào rừng sâu mua về có giá từ 1, 5 đến 10 triệu đồng/ 1 gốc.
Thông thường, để tìm ra những gốc cây khô này, nhiều người phải lặn lội vào rừng sâu tim mua. Mức giá của những cây khô này cũng không hề rẻ, thấp nhất từ 1, 5 triệu/gốc, thậm chí có gốc đến vài chục triệu đồng.
Làm nghề đục đẻo để cho ra tác phẩm đẹp đồi hỏi phải có tính kiên nhẩn và khéo tay, đồng thời nghệ nhân hòa mình vào tác phẩm như vậy mới cho ra tác phẩm có hồn.
"Làm nghề này không chỉ khéo tay mà còn đòi hỏi phải thật kiên nhẫn, đồng thời nghệ nhân hòa mình vào tác phẩm mới cho ra tác phẩm có hồn", anh Tài cho biết.
Hiện nay sau hơn 3 năm vào nghề, hai anh em Tài có chút vốn liếng, tự “săn” nguyên liệu để tạo hình, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn gấp 2 -3 lần việc gia công tác phẩm như hiện nay.
Anh Tài cho biết, hai anh em vì thích công việc này mà tự mày mò học qua sách báo, các đợt hội chợ,…chứ chưa qua một trường lớp nào.
Bộ liễn bằng gỗ liêm được một đại gia ở Bình Dương đem xuống thuê anh làm với giá 18 triệu đồng. Hiện nay bộ liễn chỉ xong phần đục thô, khoản 2 tháng nữa mới hoàn thiện.
Bộ liễn bằng gỗ lim được một đại gia ở Bình Dương thuê anh làm với giá 18 triệu đồng mới chỉ xong phần đục thô. Anh Thanh cho biết, tác phẩm này nếu hoàn thiện phải mất hơn 2 tháng.
Tác phẩm bộ cá chép hoá rồng đã hoàn thiện được bán với giá 16 triệu đồng.
Còn đây là tác phẩm "Cá chép hoá rồng" đã hoàn thiện được bán với giá 16 triệu đồng.

Ngọc Trinh

Bạn có thể quan tâm