Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

2 người báo sự cố sập cầu Ghềnh được khen thưởng

Thấy cầu sập trong khi tàu đang đến gần, 2 anh em ông Sơn đã chạy về phía gác chắn cấp báo sự việc. Nhân viên ngành đường sắt ra hiệu dừng tàu khẩn cấp để tránh thảm họa.

Ngày 28/3, UBND tỉnh Đồng Nai tặng bằng khen cho ông Huỳnh Ngọc Sơn (53 tuổi) và em trai Huỳnh Ngọc Hoàng (46 tuổi, ngụ khu phố 4, phường Bửu Hòa, TP Biên Hòa, Đồng Nai). Hai người này nhận bằng khen vì có hành động báo sự cố sập cầu Ghềnh cho nhân viên gác chắn, kịp thời ngăn đoàn tàu hàng lao xuống sông.

2 nguoi bao su co sap cau Ghenh anh 1
3 cá nhân nhận khen thưởng UBND tỉnh Đồng Nai. Ảnh: Ngọc An

UBND tỉnh Đồng Nai cũng thưởng cho 2 cá nhân gần 6 triệu đồng, trong khi đó TP Biên Hòa tặng giấy khen và thưởng 2 triệu đồng.

Nhân viên gác chắn cầu Ghềnh Ngô Việt Hải cũng được UBND TP Biên Hòa và UBND phường Bửu Hòa khen thưởng. Người này được xác định đã đưa ra phương án nhanh trong việc dừng tàu khẩn cấp.

Sự cố sập cầu Ghềnh xảy ra vào 11h30 ngày 20/3 khi chiếc sà lan 800 tấn lưu thông trên sông Đồng Nai hướng huyện Nhơn Trạch - TP Biên Hòa (Đồng Nai) đâm trúng. Tai nạn khiến nhịp 2 và 3 của cây cầu trăm tuổi gãy sập, chìm xuống sông.

Nhà ở gần chân cầu Ghềnh nên khi xảy ra sự cố, ông Sơn và Hoàng chạy ra kiểm tra. Phát hiện cầu sập, 2 người cấp báo sự việc với các nhân viên gác chắn cách hiện trường 200 m.

Sự cố giao thông đường thủy xảy ra vào 11h30 ngày 20/3 khi chiếc sà lan nặng 800 tấn va vào trụ cầu Ghềnh bắc qua sông Đồng Nai thuộc xã Hiệp Hòa, TP Biên Hòa, Đồng Nai.

Vụ va chạm làm 2 nhịp cầu bị gãy, 3 người rơi xuống cầu nhưng đã được cứu sống. Tuyến đường sắt Bắc - Nam bị tê liệt hoàn toàn. Theo cơ quan chức năng, sau 3-5 tháng, tuyến đường sắt này mới thông suốt trở lại.

Người báo cầu Ghềnh sập: 'Chậm 5 giây sẽ xảy ra đại họa'

Nghe tiếng động lớn, ông Sơn chạy ra xem thì thấy cây cầu Ghềnh hơn trăm tuổi đổ sập xuống sông. Nghĩ có tàu đang đến gần, người này hớt hải báo hiệu cho nhân viên gác chắn gần đó.

Cố định cẩu nổi 500 tấn để trục vớt cầu Ghềnh

Sà lan chở theo cẩu nổi được đơn vị thi công dùng cọc sắt và thả neo cố định 2 bên cầu Ghềnh để phục vụ trục vớt. Trong khi đó, hàng chục thợ lặn tổ chức cắt nhỏ các hạng mục chìm.

Ngọc An

Bạn có thể quan tâm