Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cố định cẩu nổi 500 tấn để trục vớt cầu Ghềnh

Sà lan chở theo cẩu nổi được đơn vị thi công dùng cọc sắt và thả neo cố định 2 bên cầu Ghềnh để phục vụ trục vớt. Trong khi đó, hàng chục thợ lặn tổ chức cắt nhỏ các hạng mục chìm.

sap cau Ghenh o Dong Nai anh 1
Ngày 27/3, Công ty xây dựng công trình giao thông 1 (đơn vị phụ trách trục vớt cầu Ghềnh) đã di chuyển sà lan chở theo hai cẩu nổi tải trọng 150 tấn và 500 tấn đến vị trí cầu sập trên sông Đồng Nai (TP Biên Hòa, Đồng Nai).
sap cau Ghenh o Dong Nai anh 2
Nhịp thứ 3 của cầu Ghềnh chìm ở độ sâu 13 m trong khi một đầu nhịp thứ 2 cắm xuống lòng sông. Một ngày trước, các thợ lặn đã tổ chức khảo sát, đưa ra sơ đồ để đơn vị thi công lên phương án. Nhiều ray sắt nối nhịp chìm với mố cầu còn lại được cắt bỏ.  
sap cau Ghenh o Dong Nai anh 3

 Cẩu nổi lớn hơn được neo sát cầu Ghềnh ở phía hạ nguồn trong khi chiếc còn lại áp sát ở phía thượng nguồn. Cả 2 cẩu được đơn vị thi công dùng cọc sắt và thả mỏ neo xuống lòng sông để ổn định vị trí.

sap cau Ghenh o Dong Nai anh 4
Trong ngày, các kỹ sư tiếp tục họp bàn để thực hiện kế hoạch thi công. 

Theo ông Nguyễn Duy Thắng, Phó tổng giám đốc Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1, công tác triển khai trục vớt bị ảnh hưởng bởi chế độ thủy triều. Địa chất sông Đồng Nai khu vực cầu Ghềnh nhiều đá nên việc neo đậu sà lan có trang bị cẩu nổi gặp khó khăn.

sap cau Ghenh o Dong Nai anh 5
Một thợ lặn neo dây vào dầm cầu, cố định thuyền để giữ vị trí cho phương tiện, phục vụ việc lặn cắt các hạng mục cầu dưới đáy sông.
sap cau Ghenh o Dong Nai anh 6
Cầu bị chìm dưới nước, các thợ lặn phải thay nhau áp sát rồi dùng công cụ chuyên dụng để khoan, cắt. "Những lúc thủy triều lên hoặc xuống tạo dòng chảy xiết, chúng tôi phải đu bám vào nhịp cầu chìm để làm việc", một thợ lặn quê Long An nói. 
sap cau Ghenh o Dong Nai anh 7
Cùng với việc trục vớt cầu Ghềnh, đơn vị thi công tổ chức khoan thăm dò địa chất khu vực sông và các điểm gần chân cây cầu 112 tuổi để phục vụ việc xây dựng cầu mới.
sap cau Ghenh o Dong Nai anh 8

Theo kế hoạch của Bộ GTVT, việc trục vớt cầu Gềnh phải xong trước ngày 2/4 để tiến hành công tác xây trụ, dầm cầu mới và thông tuyến đường sắt trước ngày 15/7.

sap cau Ghenh o Dong Nai anh 9

Trong ngày, hàng chục người dân đến bờ sông để theo dõi việc trục vớt cầu. Nhiều người tỏ ra tiếc nuối khi biểu tượng văn hóa, lịch sử của vùng đất Biên Hòa, Trấn Biên trăm năm bị hư hỏng.  

Sự cố giao thông đường thủy xảy ra vào 11h30 ngày 20/3 khi chiếc sà lan nặng 800 tấn va vào trụ cầu Ghềnh bắc qua sông Đồng Nai thuộc xã Hiệp Hòa, TP Biên Hòa, Đồng Nai.

Vụ va chạm làm 2 nhịp cầu bị gãy, 3 người rơi xuống cầu nhưng đã được cứu sống. Tuyến đường sắt Bắc - Nam bị tê liệt hoàn toàn. Theo cơ quan chức năng, sau 3-5 tháng, tuyến đường sắt này mới thông suốt trở lại.

Hiện trường cầu Ghềnh sau 3 ngày cứu hộ, tìm kiếm

Sau 3 ngày cầu Ghềnh (Đồng Nai) bị sà lan đâm sập, công tác cứu hộ, tìm kiếm diễn ra liên tục. Tuy nhiên, đến nay lực lượng chức năng vẫn chưa tiến hành trục vớt nhịp cầu bị chìm.



Ngọc An

Bạn có thể quan tâm