Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hà Nội không có dự án chung cư mở bán mới trong quý I

Tại Hà Nội, hiện đa số nguồn cung mới đều đến từ các đợt mở bán tiếp theo của những dự án hiện hữu.

Thị trường căn hộ tại Hà Nội chưa thực sự khởi sắc. Ảnh: Việt Linh.

“Không có dự án mở bán mới vào quý I”, đây là kết luận của BHS Group trong báo cáo thị trường phân khúc nhà ở cao tầng tại Hà Nội. Hiện đa số nguồn cung mới đều đến từ các đợt mở bán tiếp theo của những dự án hiện hữu.

Trong 3 tháng đầu năm, thị trường sơ cấp đón nhận khoảng 6.200 căn hộ, giảm 27,6% theo quý. Nguyên nhân của đợt giảm này đến từ việc ngành bất động sản vẫn còn nhiều khó khăn, nhiều vướng mắc pháp lý chưa được giải quyết, lãi suất cho vay tăng cao và tâm lý thận trọng của các chủ đầu tư trong việc cân đối dòng tiền.

can ho chung cu anh 1

Nguồn cung sơ cấp và lượng giao dịch theo quý tại thị trường phân khúc cao tầng ở Hà Nội trong quý I. Ảnh: BHS.

Báo cáo của BHS cho biết căn hộ hạng B vẫn có tỷ trọng lớn nhất khi chiếm tới 49% nguồn cung sơ cấp trong quý I. Con số này gần như không thay đổi so với quý trước.

Trong khi đó, phần lớn nguồn cung sơ cấp vẫn chủ yếu tập trung tại khu vực rìa thành phố như Nam Từ Liêm, Long Biên, Gia Lâm và Hoàng Mai. Bên cạnh đó, quận Tây Hồ cũng đang đang bắt đầu nổi lên như một điểm sáng mới của thủ đô.

Tỷ lệ hấp thụ căn hộ tại Hà Nội trong quý I đạt khoảng 21%, giảm 11 điểm phần trăm so với quý trước. Trong đó, sản phẩm hạng A và B tiếp tục chiếm ưu thế trên thị trường với 94% tổng doanh số bán hàng trong quý đầu của năm.

Theo các chuyên gia của BHS, các giao dịch trầm lắng vào tháng 1-2 và bắt đầu có phản hồi tích cực từ giữa tháng 3. Đáng chú ý, một dự án tại khu vực quận Tây Hồ đã đạt tỷ lệ hấp thụ lên tới 100% khi mở bán. Đây cũng là khu vực tập trung đa phần tỷ lệ hấp thụ căn hộ trong quý I. Xếp sau là Nam Từ Liêm, Long Biên và Gia Lâm.

Giá bán trên thị trường sơ cấp từ các chủ đầu tư có xu hướng giữ nguyên và giảm giá thông qua các chính sách chiết khấu cao. Một số dự án có mức giảm lên tới 38% khi khách hàng thanh toán trước 95% giá trị căn hộ. Điều này đã tạo tâm lý chờ đợi các chương trình quà tặng hay chiết khấu sâu của người mua cũng như nhà đầu tư.

Quận Ba Đình tiếp tục là khu vực có nhiều căn hộ đắt nhất Hà Nội khi mức giá dao động chủ yếu trong khoảng 80-110 triệu đồng/m2. Ngược lại, nơi có giá thấp nhất là Thanh Trì (22-35 triệu đồng/m2) và Đông Anh (25-30 triệu đồng/m2).

Nam Từ Liêm sẽ là quận đóng góp nhiều nhất vào nguồn cung tương lai tại Hà Nội, xếp sau lần lượt là Gia Lâm, Hoàng Mai, Long Biên, Hà Đông. Một số dự án dự kiến ra mắt, bao gồm The Charm An Hưng, Kepler Land, Thanh Bình Garden, Moonlight Garden Anlac...

“2023 sẽ là năm của các sản phẩm mang giá trị thực, hướng tới người dùng cuối”, các chuyên gia của BHS nhận định. Báo cáo thị trường của công ty cũng cho rằng cuối năm nay sẽ là thời điểm ngành địa ốc phục hồi. Trong đó, các dự án nhà ở xã hội sẽ nhận được sự quan tâm nhiều nhất.

Chuyên gia: Người mua vẫn đang chờ 'đáy' bất động sản

Theo các chuyên gia, doanh nghiệp, mặc dù giá bất động sản đã giảm tới 45% nhưng nhiều nhà đầu tư vẫn đang có tâm lý nghe ngóng, chờ đợi thị trường điều chỉnh sâu để bắt đáy.

Chuyên gia: DN địa ốc nên phá sản nếu tài sản không còn thanh khoản

Các chuyên gia cho rằng nếu tài sản của doanh nghiệp địa ốc không còn thanh khoản, khó có dòng tiền để trả nhà đầu tư, thì nên chấp nhận phá sản.

Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.

Thanh Vũ

Bạn có thể quan tâm