Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hà Nội đề nghị đặt tên mới cho 52 đường, phố

Thành phố Hà Nội dự kiến đặt tên và điều chỉnh độ dài một số đường, phố trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2023, gồm: 52 đường, phố được đề nghị đặt tên mới.

UBND thành phố Hà Nội dự kiến trình HĐND thành phố khóa XVI, kỳ họp thứ 12 xem xét, thông qua dự thảo nghị quyết về đặt tên và điều chỉnh độ dài một số đường, phố vào kỳ họp giữa năm 2023.

Theo đó, thành phố Hà Nội dự kiến đặt tên và điều chỉnh độ dài một số đường, phố trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2023, gồm: 52 đường, phố được đề nghị đặt tên mới, trong đó có 33 đường, phố mang tên địa danh, tên di tích, tên xứ đồng, tên thành cổ; 19 đường, phố mang tên danh nhân; 2 đường, phố điều chỉnh độ dài.

dat ten duong anh 1

Hà Nội dự kiến đặt tên cho 52 đường, phố.

Đặc biệt, nhiều tuyến đường, phố dự kiến đặt tên thuộc các huyện chuẩn bị lên quận như huyện Đan Phượng: Đường Ô Diên dài 4.200 m, rộng 15-20 m (lòng đường 11-14 m, vỉa hè mỗi bên 2-3 m); đoạn từ ngã ba giao cắt quốc lộ 32 tại Km 21 (thuộc tổ dân phố Tây Sơn, thị trấn Phùng) đến ngã ba giao cắt đường liên xã Liên Hồng - thị trấn Phùng - Đan Phượng - Hạ Mỗ tại cổng làng Trúng Đích, thôn Trúng Đích, xã Hạ Mỗ.

Đường Song Phương dài 1.550 m, rộng 20 m (lòng đường 14 m, vỉa hè mỗi bên 3 m); đoạn từ ngã ba giao cắt quốc lộ 32 tại Km20 - Cổng chào huyện Đan Phượng (tổ dân phố Tây Sơn, thị trấn Phùng) đến ngã ba giao đê tả Đáy tại Nghĩa trang nhân dân thôn Thống Nhất, xã Đan Phượng.

Đường Tân Lập dài 2.040 m, rộng 5 m; đoạn từ ngã ba giao cắt đường Vạn Xuân tại ngã tư Trôi đến ngã ba giao cắt đường liên xã Tân Lập - Tân Hội cạnh Nghĩa trang liệt sĩ xã Tân Lập.

Đường Văn Sơn dài 1.890 m, rộng 5 m; đoạn từ ngã tư giao cắt tại điểm cuối phố Tân Hội (cạnh chùa Thượng Hội) đến ngã ba giao cắt đê quai Liên Hà - Liên Trung, cạnh Nghĩa trang nhân dân xã Liên Hà.

Đường Hồng Thái dài 3.750 m, rộng 7,5 m (lề đường mỗi bên 0,5 m); đoạn từ ngã ba giao cắt đê quai Liên Hồng và đê hữu Hồng tại thôn Tô, xã Liên Hồng và di tích miếu Xương Rồng đến ngã ba giao cắt đường đê Tiên Tân và đê hữu Hồng tại thôn Tiên Tân, xã Hồng Hà.

Huyện Hoài Đức: Đường Lý Phục Man dài 9.700 m, rộng 9 m; đoạn từ ngã ba giao cắt đường liên huyện Hoài Đức - Đan Phượng tại điểm Di tích cách mạng kháng chiến An toàn khu Bắc Kỷ, cạnh Nghĩa trang nhân dân xã Song Phượng (giáp địa phận huyện Đan Phượng) đến ngã ba giao cắt Đại lộ Thăng Long tại xóm 10, thôn 6, xã Song Phượng.

Đường Kẻ Sấu dài 1.500 m, đường 2 lần, mỗi làn rộng 7 m; đoạn từ ngã ba giao cắt đường Quế Dương tại xã Cát Quê đến ngã tư giao cắt đường liên xã Đức Thượng Dương Liễu tại Nhà máy xử lý nước thải Dương Liễu.

Đường An Khánh dài 2.500 m, rộng 10,5-20 m (lòng đường 7,5-14 m, vỉa hè mỗi bên 1,5-3 m); đoạn từ ngã ba giao cắt đường chùa Tổng tại thôn Ngãi Cầu, xã An Khánh đến ngã ba giao cắt đại Lộ Thăng Long tại cầu vượt An Khánh.

Đường An Thái dài 1.400 m, rộng 9,5 m; đoạn từ ngã ba giao đường Nguyễn Viết Thứ tại thôn Chiêu, xã Sơn Đông đến ngã ba giao đường bờ trái sông Đan Hoài tại thôn Yên Thái, xã Tiền Yên.

Đường Tiền Lệ dài 1.740 m, rộng 8,5 m; đoạn từ ngã ba giao cắt đường Nguyễn Viết Thứ tại nghĩa trang Phương Bảng, xã Song Phượng đến ngã ba giao cắt đê tả Đáy tại thôn Tiền Lê, xã Tiền Yên.

Đường Đào Trực dài 1.000 m, rộng:11,5 m (lòng đường 7,5 m, vỉa hè mỗi bên 2 m); đoạn từ ngã ba giao cắt đường Nguyễn Viết Thứ tại thôn Gạch, xã Sơn Đồng đến ngã ba giao cắt đường liên xã Sơn Đổng - Yên Sở tại Trường Tiểu học Sơn Đông.

Đường Vân Côn dài 1.670 m, rộng 8-10 m (lòng đường 7m, vỉa hè mỗi bên 1-3 m); đoạn từ ngã ba giao cắt đại lộ Thăng Long tại thôn Quyết Tiến, xã Vân Côn đến ngã ba giao cắt đối diện trụ sở UBND xã Vân Côn và Công an xã Vân Côn.

Đường Phương Quan dài 2.200 m, rộng 7,5 m; đoạn từ ngã ba giao cắt đê tả Đáy tại địa phận xã An Thượng, cạnh Dốc Thanh Quang đến hết địa phận huyện Hoài Đức tại cầu 72 bắc qua sông Đáy (thôn Phương Quan, xã Vân Côn).

Đường Bồ Quân dài 1.470 m, rộng 9,5 m; đoạn từ ngã ba giao cắt để tả Đáy tại địa phận xã Yên Sở đến ngã ba giao cắt tại cầu kênh Yên Sở bắc qua sông Đáy (Km 14+260).

Đường Thượng Ốc dài 1.500 m, rộng 7,5 m; đoạn từ cuối đường Chùa Tổng (thuộc địa phận xã An Thượng) đến ngã ba giao chân đê tả Đáy tại dốc Thanh Quang - địa phận xã An Thượng.

Một số tên đường, phố dự kiến đặt tên trên địa bàn Hà Nội đáng chú ý như:

Đường Đỗ Mười (quận Hoàng Mai), dài 6.200 m, rộng 68 m; dự kiến đặt cho đoạn từ ngã tư giao cắt đường Giải Phóng - phố Hoàng Liệt đến ngã ba giao cắt cạnh ngõ 95 phố Nam Dư và chân cầu Thanh Trì tại tổ dân phố 12 - phường Lĩnh Nam.

Phố Phạm Tiến Duật (quận Bắc Từ Liêm), dài 460 m, rộng 9 m (lòng đường 5 m, vỉa hè mỗi bên 2 m); dự kiến đặt cho đoạn từ ngã ba giao cắt đường tiếp nối phố Chế Lan Viên tại tòa OCT1 Khu đô thị Resco đến ngã ba giao cắt đường tiếp nối phố Chế Lan Viên (đối diện Trường THCS Cổ Nhuế 2)...

Ngoài ra, thành phố cũng dự kiến điều chỉnh độ dài 2 tuyến đường, phố: Phố Hà Kế Tấn (quận Hoàng Mai), dài 470 m, rộng 13 m (lòng đường 7,5 m, vỉa hè mỗi bên 2-3 m); đoạn từ điểm cuối phố Hà Kế Tấn tại cầu Lê Trọng Tấn đến ngã tư giao cắt phố Định Công tại cầu Định Công.

Đường Dương Đức Hiền (huyện Gia Lâm), dài 2.260 m, rộng 12-14 m; đoạn từ điểm cuối đường Dương Đức Hiện tại UBND xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm đến ngã ba giao cắt đường vào Trường đại học công nghệ Dệt may Hà Nội tại Km 5+00, giáp địa phận xã Xuân Lâm, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

Sách hay về đô thị

Bốn thành phố biến mất - nhà báo nổi tiếng về mảng khoa học Annalee Newitz đưa độc giả bước vào một cuộc phiêu lưu đầy thú vị và rất cuốn hút khi tìm hiểu lịch sử của cuộc sống đô thị. Tác giả khám phá sự ra đời, phát triển, rồi sụp đổ của bốn thành phố cổ đại, trong đó, mỗi thành phố là trung tâm của một nền văn minh phát triển rực rỡ.

Gia Định là nhớ, Sài Gòn là thương như những thước phim ký ức quay chậm đưa độc giả về lại với một Sài Gòn của những địa danh Hồ Con Rùa, chợ Bến Thành... và một Gia Định xa xưa của thời lưu dân mở cõi hơn 300 năm trước.

Hà Nội một thuở phố và người ghi dấu những nét văn hóa riêng, đặc trưng của Hà Nội và người Hà Nội qua từng thời kỳ dưới góc nhìn của một con người Hà Nội, đã gắn bó với mảnh đất thủ đô. Tác phẩm như tiếp lửa cho những con người yêu Hà Nội thêm hiểu và gắn bó với mảnh đất này.

https://vov.vn/xa-hoi/ha-noi-de-nghi-dat-ten-moi-cho-52-duong-pho-post1028760.vov

H.La/VOV

Bạn có thể quan tâm