Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hà Nội cần kịch bản về khiếu nại đất đai khi làm vành đai 4

Trưởng ban Pháp chế HĐND Hà Nội cho rằng thành phố cần dự báo, có kịch bản về tình hình khiếu nại, đơn thư tố cáo lĩnh vực đất đai khi thực hiện giải phóng mặt bằng vành đai 4.

Toàn cảnh đường vành đai 85.800 tỷ bao quanh Hà Nội Dự án Vành đai 4 Vùng thủ đô đi qua nhiều huyện ngoại thành Hà Nội. Công trình dự kiến khởi công tháng 6/2023 và cơ bản hoàn thành vào năm 2026.

Việc triển khai đầu tư xây dựng dự án vành đai 4 - vùng thủ đô là một trong nhiều nội dung được các đại biểu Hà Nội quan tâm tại phiên thảo luận tổ tại kỳ họp thứ 10 của HĐND thành phố, chiều 7/12.

Theo đó, các đại biểu cho rằng thành phố cần đảm bảo tiến độ giải phóng mặt bằng, triển khai dự án trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội năm 2023 được dự báo rất khó khăn.

Cần ứng trước 30% vốn đầu tư để đấu thầu

Ông Duy Hoàng Dương, Trưởng ban Pháp chế HĐND Hà Nội, cho rằng cần dự báo tình hình về công tác giải phóng mặt bằng vành đai 4 vì có thể có nhiều việc phát sinh trong quá trình thực hiện.

"Chúng tôi đề nghị sở, ngành thành phố và địa phương thành lập tổ công tác đặc biệt, xây dựng những kế hoạch, phương án và kịch bản có thể xảy ra khi thực hiện công tác giải phóng mặt bằng", ông Dương nói.

Ông cho biết giải phóng mặt bằng là công tác khó khăn nhất trong quá trình triển khai các dự án. Vì vậy, thành phố cần dự báo tình hình về đơn thư khiếu nại, tố cáo đất đai khi thực hiện công tác này, từ đó có kịch bản xử lý cụ thể nhằm đảm bảo đạt tiến độ cao nhất khi triển khai.

du an vanh dai 4 anh 1

Dự án vành đai 4 - vùng thủ đô đi qua 7 quận, huyện của Hà Nội. Đồ họa: Duy Anh.

Trao đổi với Zing bên lề kỳ họp, ông Nguyễn Tiến Minh, Bí thư Huyện ủy Thường Tín, cho biết đến nay, địa phương đã di dời được 400 ngôi mộ trong diện giải phóng mặt bằng làm vành đai 4 và còn khoảng 4.000 ngôi mộ cần được di dời.

"Huyện đang đôn đốc để chờ đợt giải ngân hồ sơ chính thức đầu tiên. Nhìn chung người dân có sự đồng thuận cao, chưa ghi nhận việc khiếu nại đất đai liên quan do địa phương đã có kinh nghiệm trong việc tuyên truyền vận động", ông Minh cho biết.

Theo đó, huyện Thường Tín dự kiến có khoảng 120 ha cần giải phóng mặt bằng, trong đó ảnh hưởng đến 2.100 hộ dân. Địa phương đã bố trí 4 khu tái định cư tập trung xung quanh vành đai để đáp ứng nhu cầu tái định cư của người dân.

Là lãnh đạo địa phương có vành đai 4 đi qua, ông Nguyễn Xuân Đại, Bí thư Huyện ủy Hoài Đức, cho biết Hà Nội triển khai rất nhiều chương trình lớn trong năm 2023. Trong khi chỉ riêng với vành đai 4 cần tới 28.000 tỷ đồng ngân sách địa phương, chủ yếu của Hà Nội.

Ông Đại cho rằng là một khoản kinh phí rất lớn và với 800 ha đất cần giải phóng mặt bằng làm vành đai 4, thành phố cần khoảng 8.000 tỷ đồng tiền đền bù.

"Dự kiến năm 2023 phải khởi công được vành đai 4 và nếu muốn đầu thấu, địa phương phải ứng trước 30% so với 28.000 tỷ đồng. Chưa nói đến 3 nhiệm vụ lớn là văn hóa, giáo dục, y tế mà chúng ta đã có Nghị quyết, số tiền thành phố cần chi là rất lớn", ông Đại nói.

Bí thư Huyện ủy Hoài Đức kiến nghị thành phố sớm phê duyệt giá nguyên vật liệu. Đây được cho là giải pháp nhằm đẩy nhanh việc triển khai các công trình, dự án nói chung, không chỉ riêng vành đai 4.

Hà Nội sẽ đối thoại với doanh nghiệp

Liên quan đến dự báo tình hình kinh tế - xã hội năm 2023 tiếp tục khó khăn, ông Lê Vĩnh Sơn, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần quốc tế Sơn Hà, cho rằng mức độ khó khăn có thể nhiều hơn so với những gì thành phố đang nhìn nhận.

Trong đó, nguồn thu từ đất đai suy giảm thời gian qua và nguy cơ tiếp tục suy giảm trong năm tới nếu không được tháo gỡ kịp thời.

"Bất động sản đang có nguy cơ chậm lại, có thể dẫn tới đóng băng. Trong khi đó, nguồn thu từ đất đai của thành phố không đạt sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế nói chung", ông Sơn nói trong phiên thảo luận.

Ông cho biết Hà Nội hiện có khoảng 200.000 doanh nghiệp lớn và hầu hết đang gặp khó khăn, riêng doanh nghiệp bất động sản đã cắt giảm 30-40% số lượng nhân sự. Với doanh nghiệp do ông đang đứng đầu chủ yếu sản xuất mặt hàng công nghiệp, nguy cơ cũng phải cắt giảm 15-20% chi phí vận hành.

"Việc này cấp tính và cần nhận định cụ thể để có điều tiết, chỉ đạo. Nếu doanh nghiệp cần cứu mà không được cứu, để đến khi hết oxy rồi thì sẽ quá muộn", ông Sơn nêu kiến nghị.

Liên quan vấn đề này, Chủ tịch HĐND Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn cho biết thành phố sẽ xem xét tổ chức buổi đối thoại với doanh nghiệp để lắng nghe những khó khăn, vướng mắc. Từ đó đưa ra những tháo gỡ, hỗ trợ kịp thời với doanh nghiệp để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh.

Kiểm đếm, di dời hàng nghìn ngôi mộ để phục vụ dự án vành đai 4 Để phục vụ thi công dự án vành đai 4, huyện Thường Tín (Hà Nội) thực hiện giải phóng mặt bằng 2.001 hộ, cá nhân, 14 tổ chức; tái định cư 236 hộ, di chuyển 4.224 ngôi mộ tại 5 xã.

Những cuốn sách hay về đô thị Hà Nội

Hà Nội chuyện xưa phố cũ gồm 39 đoản văn biên khảo về các hoạt động ở Hà Nội giữa thế kỷ XX trở về trước, từ chuyện phố xá, quy hoạch, đến chuyện ăn, chuyện mặc,... của người Hà thành.

Mùa đi qua phố - bạn đọc sẽ rung động theo những cảm nhận riêng, đôi khi rất khác nhau về Hà Nội trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông.

Hà Nội dời 15.000 phần mộ, chi hơn 13.000 tỷ đền bù để xây vành đai 4

Khoảng 14.600 phần mộ trên địa bàn 7 quận, huyện của Hà Nội sẽ phải di dời để phục vụ thi công vành đai 4. Các đơn vị đang hoàn thiện việc cắm mốc GPMB để bàn giao cho địa phương.

Cận cảnh mốc giới 'siêu dự án' vành đai 4 quanh Hà Nội

Việc cắm mốc, kiểm đếm mặt bằng đang được triển khai tại Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh để chuẩn bị thi công dự án vành đai 4 - vùng thủ đô.

Mỹ Hà

Bạn có thể quan tâm