Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Guồng tăng trưởng Trung Quốc bị chặn đứng vì dịch trở lại Bắc Kinh

Tưởng chừng dịch bệnh đã bị đẩy lùi để kinh tế quay lại guồng quay tăng trưởng ở Trung Quốc, dịch bệnh bùng phát ở thủ đô Bắc Kinh trở thành bóng ma đáng sợ.

Hầu hết doanh nghiệp ở Bắc Kinh, Trung Quốc cũng như các địa phương khác đang trong tâm thế bỏ lại bóng ma virus chết người để nhanh chóng quay lại hoạt động kinh doanh. Nhưng ổ dịch mới vừa phát hiện hồi cuối tuần qua ở ngay Bắc Kinh làm nổi lên rủi ro đe dọa sự hồi phục kinh tế nước này.

Guong tang truong TQ bi chot chan boi dich benh bung phat o Bac Kinh anh 1

Ám ảnh dịch bệnh bùng phát ở thủ đô Bắc Kinh đè nặng lên triển vọng hồi phục kinh tế Trung Quốc. Ảnh: Getty

“Các dữ liệu cho thấy hoạt động kinh doanh Trung Quốc đang dần quay lại, nhưng nguy cơ bùng phát virus corona như nỗi ám ảnh vẫn đè nặng tâm lý người tiêu dùng nước này”, Bruce Bruce Pang, người đứng đầu nghiên cứu vĩ mô và chiến lược tại China Renaissance nhận định.

Sau hơn 50 ngày liên tục không có ca truyền nhiễm Covid -19 trong cộng đồng, Bắc Kinh bất ngờ báo cáo trường hợp đầu tiên nhiễm Covid – 19 trở lại hôm thứ 5 tuần trước. Ngay sau đó, các ca nhiễm mới nhanh chóng được phát hiện và tính tới 17/6, đã có tới 137 ca nhiễm sau 6 ngày.

Phần lớn số này liên quan đến chợ đầu mối Tân Thiên Địa nằm ở ngoại ô thành phố, cách trung tâm Bắc Kinh 14 km. Vẫn chưa có thông tin chính thức về nguồn gốc của sự bùng phát lần này. Dan Wang, nhà phân tích của The economist Intelligence Unit (EIU) cho hay, việc đóng cửa khu chợ đầu mối quan trọng nhất của nông dân ở Bắc Trung Quốc sẽ khiến tình trạng khan hiếm thực phẩm thêm trầm trọng, lạm phát sẽ gia tăng và ảnh hưởng nặng nề các doanh nghiệp, nhà hàng.

Thêm vào đó, “phản ứng hoảng loạn lan truyền cho các thành phố khác khiến khả năng mở cửa lại kinh tế bị đe dọa, tổn thương niềm tin người tiêu dùng và tỷ lệ thất nghiệp có nguy cơ tăng cao”, Wang nói thêm.

EIU tuần trước vừa dự đoán tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị Trung Quốc là 10% và doanh số bán lẻ thị lao dốc 8% trong năm nay. Trước đó, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới lần đầu tiên chứng kiến quý I/2020 giảm phát tới 6,8% sau nhiều thập niên tăng trưởng ấn tượng.

Guong tang truong TQ bi chot chan boi dich benh bung phat o Bac Kinh anh 2

Bắc Kinh gấp rút xét nghiệm hàng nghìn người dân, rà soát các thực phẩm nhập khẩu đề tìm nguồn lây bệnh Covid-19 cuối tuần qua. Ảnh: Getty

Trước đó, chính quyền Trung Quốc nhận định cuối tháng 5 là thời điểm an toàn để mở lại hoạt động đi lại, trường học và nối lại các hoạt động cộng đồng. Tuy nhiên, ổ dịch mới bùng phát đã khiến các nỗ lực đó có thể phải tạm dừng. Cùng với nguy cơ này, dữ liệu kinh tế quốc gia tháng 5 vẫn chìm trong ảm đạm với doanh số bán lẻ giảm 2,8% so với năm trước, cùng với sản lượng sản xuất vẫn thu hẹp.

Cuối tuần qua, các nhà lãnh đạo thành phố Bắc Kinh công bố “tình trạng vô cùng khó khăn” khi gấp rút thực hiện xét nghiệm cho hàng nghìn người có tiếp xúc gần với khu vực nhiễm bệnh. Các biện pháp hạn chế tiếp tục được khôi phục. Các phòng tập tiếp tục đóng cửa, các tòa nhà nối lại việc kiểm tra thân nhiệt người ra vào. Có ít nhất 29 địa phương trong cả nước bắt đầu thực hiện biện pháp kiểm dịch với người đi về từ Bắc Kinh.

Bối cảnh này tiếp tục đe dọa sự hồi phục của hoạt động tiêu dùng Trung Quốc. Quy mô tiêu dùng là một động lực tăng trưởng quan trọng của nước này. Các hoạt động dịch vụ bị tiếp tục ảnh hưởng nặng nề khi người dân không thể ra ngoài tự do và đi đến các nhà hàng.

Công ty tư vấn Oliver Wyman dự đoán thị trường may mặc trị giá 370 tỷ USD của Trung Quốc, đứng đầu thế giới về quy mô, có thể giảm 60 tỷ USD trong năm nay. Nghiên cứu cho thấy người tiêu dùng với thu nhập suy giảm đang chọn mua hàng rẻ hơn và với số lượng hạn chế.

Trong khi đó, nhiều khu vực nước này nỗ lực gia tăng chi tiêu. Bắc Kinh hồi đầu tháng ra chiến dịch phát hành phiếu mua hàng trị giá 12,2 tỷ NDT trên trang JD.com trong vài tuần tới. Doanh số bán lẻ thủ đô Bắc Kinh giảm tới 21,5% trong 3 tháng đầu năm, trong khi thành phố Thượng Hải giảm 20,4%. Tuy nhiên, doanh số báo cáo trên các trang thương mại trực tuyến vẫn tăng trưởng tới 15,6% so với năm trước.

Qin Gang, nhà sáng lập Viện Chiến lược Thành phố YaSong cho rằng người Trung Quốc sẵn sàng chi tiêu mạnh tay hơn thế hệ trước. Do đó, triển vọng tiêu dùng trong dài hạn vẫn bảo toàn và nhu cầu cho mua sắm, ăn mặc và du lịch cũng như giáo dục, y tế vẫn được quan tâm.

Cùng với đó, một số loại hình kinh doanh mới lên ngôi. Nền tảng giao hàng tạp hóa trực tuyến Dada báo cáo doanh số theo tuần tăng 41% so với tuần trước.

An Chi

Bạn có thể quan tâm