Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

GrabFood có mặt tại 15 tỉnh, người dùng và hàng quán hưởng lợi gì?

GrabFood vừa mở rộng thị trường thêm 12 tỉnh thành tại Việt Nam, mang đến lợi ích đáng kể cho người dùng và hàng quán, đồng thời khiến các đơn vị khác phải dè chừng.

Một tháng gần đây, trụ sở ngân hàng tại quận Sơn Trà (Đà Nẵng), nơi Ngọc An công tác bước vào giai đoạn tổng kết tài chính cuối năm dương lịch và Tết âm. An gần như không ngơi tay khỏi máy tính. Cô phải bỏ thói quen chuẩn bị bữa trưa tại nhà vì không đủ thời gian lẫn sức lực đi chợ, nấu nướng, dọn dẹp. Xung quanh không nhiều hàng quán nên một số buổi cô bỏ hẳn ăn trưa.

Nhờ đồng nghiệp giới thiệu, An lựa chọn những phần ăn thơm ngon, nóng hổi thông qua ứng dụng giao thức ăn. Chỉ cần vài thao tác trên smartphone, nữ nhân viên ngân hàng được thưởng thức bữa trưa đầy đủ dinh dưỡng, đa dạng và phải chăng. “Hội đồng nghiệp của tôi cứ đến gần trưa lại í ới nhau tìm món mới, săn mã ưu đãi”, Ngọc An chia sẻ.

Ngọc An là một trong những khách hàng sử dụng dịch vụ giao thức ăn công nghệ với tần suất dày đặc. Với nhiều người, đây trở thành lựa chọn hàng đầu vì tính tiện lợi, thay thế cả việc nấu nướng. Từ giữa 2018, nhiều doanh nghiệp trong lẫn ngoài nước tung ứng dụng giao nhận thức ăn trực tuyến, tạo nên làn sóng sôi động và hấp dẫn.

Gần đây nhất, GrabFood - một trong những tên tuổi giao thức ăn được quan tâm hiện nay đã tăng thị trường hoạt động từ 3 thành phố lớn (TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng) lên 15 tỉnh thành.

Với động thái này, GrabFood đã có sự bứt phá, trở thành một trong những dịch vụ giao nhận thức ăn phát triển nhanh nhất Việt Nam. Với sự phát triển này, sẽ có kẻ mừng, người lo trước những biến đổi đáng kể của thị trường đặt món và giao nhận thức ăn trực tuyến.

GrabFood anh 1
Tài xế Grab đông đúc bên trong một quán trà sữa đợi nhận hàng để giao cho khách.

Người dùng trên khắp cả nước chính là những “ngư ông đắc lợi” nhất với hoạt động mở rộng này. Không chỉ ở những thành phố lớn như TP.HCM, Hà Nội hay Đà Nẵng, những tỉnh thành lân cận cũng được trải nghiệm dịch vụ giao thức ăn tiện lợi từ Grab. Chào sân vào những thị trường mới, đồng nghĩa với việc Grab sẽ tung ra nhiều chương trình ưu đãi, mã giảm giá, hay bổ sung “reward” cho người dùng.

“Ngư ông” thứ hai chính là những người kinh doanh hàng quán tại 15 tỉnh thành. Họ có thêm cơ hội phát triển, tăng lợi nhuận mà không cần đầu tư nhân viên tư vấn, marketing trực tuyến và đội giao hàng. Chỉ cần hợp tác với GrabFood, các hàng quán từ bình dân đến hạng sang đều có cơ hội tiếp cận số lượng người dùng khổng lồ của Grab.

Đại diên của Grab cho biết biên lợi nhuận của đối tác hàng quán cũng tăng 300% trong vòng 2 tháng kể từ ngày gia nhập mạng lưới GrabFood. Các đối tác còn có cơ hội tham gia các chương trình đặc biệt của GrabFood, tiêu biểu như "Món độc quán quen" để sáng tạo các món độc quyền, mang đến cho người dùng nhiều sự lựa chọn đa dạng và mới mẻ.

Các đối tác tài xế ở nhiều tỉnh thành sẽ là người hưởng lợi thứ 3 trong cuộc đua này. Ở những tỉnh thành mới vốn có lượng khách đặt xe không đông đảo bằng ba thành phố lớn, việc bổ sung GrabFood sẽ giúp họ tăng thu nhập. Theo đại diện Grab, hiện tại trung bình mỗi tài xế kiếm được 600.000-700.000 đồng/ngày nhờ kết hợp đa dạng công việc.

“Sáng sớm hay giờ tan tầm, tôi chạy GrabBike để đưa đón khách hàng. Trong khi buổi trưa, tôi hay nhận giao thức ăn. Nhờ được công ty cho linh hoạt đổi dịch vụ mà thu nhập tăng đáng kể, cuộc sống thoải mái hơn”, ông Minh Đạt (Nhà Bè, TP.HCM) cho biết.

Việc mở rộng dịch vụ đến tổng cộng 15 tỉnh thành của GrabFood cũng tạo không ít áp lực cho các tên tuổi khác trong cuộc đua, khiến thị trường đặt món trực tuyến đang trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết. Điều này đòi hỏi các thương hiệu khác phải nhanh chóng thay đổi nước cờ bởi nếu chỉ dựa vào giảm giá, miễn phí… để hút khách, doanh nghiệp đặt món trực tuyến sẽ nhanh chóng đi vào ngõ cụt.

GrabFood anh 2
GrabFood nhanh chóng “bành trướng” thị trường nhờ sở hữu lực lượng đối tác tài xế đông đảo.

GrabFood vốn tập trung vào yếu tố cốt lõi là tạo ra giá trị cộng hưởng cho đồng thời người dùng, hàng quán và đối tác tài xế. “Cộng hưởng” ở đây là sự phát triển của một thái cực sẽ kéo theo hai thái cực còn lại. Nhiều khách hàng sẽ tạo ra thu nhập cho tài xế. Mạng lưới tài xế rộng rãi sẽ giúp thực phẩm đến tay khách hàng nhanh nhất. Trong khi đó, GrabFood sử dụng dữ liệu hành vi của hàng triệu khách hàng để hỗ trợ các nhà hàng trong chến dịch tiếp thị hay tăng trưởng quy mô.

Ngoài ra, việc sở hữu nhiều món ăn, thức uống độc quyền từ các nhà hàng nổi tiếng với chương trình “Món độc quán quen” cũng giúp Grab ghi điểm với khách hàng. Những món độc liên tục nằm trong top 3 món ăn được đặt giao nhiều nhất trong vòng một tháng kể từ khi ra mắt. Trung bình cứ 10 người thì có một người lựa chọn những món ăn trong chương trình này mỗi tuần.

“Chúng tôi cung cấp nền tảng thử nghiệm để nhà hàng có thể kiểm chứng những công thức mới, tạo ra những thực đơn đặc trưng độc quyền để thúc đẩy doanh số và xa hơn là thỏa mãn khách hàng”, đại diện Grab chia sẻ.

Giang Quốc Hoàng

Bạn có thể quan tâm