Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

GrabConnect khởi động, hướng đến tiêu thụ 300 tấn vải thiều Bắc Giang

Trước thực trạng quả vải Bắc Giang vào mùa chín rộ nhưng thiếu kênh tiêu thụ, nhiều doanh nghiệp kịp thời triển khai sáng kiến gỡ nút thắt.

Phiên chợ sớm ngày 8/6, chị H. Giang (nội trợ ở quận 1, TP.HCM) mua ngay 2 kg vải thiều Lục Ngạn vận chuyển bằng đường máy bay vào Nam tại chợ Thị Nghè với giá 45.000 đồng/kg. Chị Giang cho biết vài sạp ở chợ đều có giá trung bình 40.000–50.000 đồng/kg, vải đẹp có khi lên tới 70.000 đồng/kg.

Được mùa, được giá nhưng người dùng khó mua

Vải vừa vào vụ, nguồn cung khá hẹp, trong khi nhu cầu của người tiêu dùng lớn đã đẩy giá vải lên cao. “Năm nay thấy trên báo đài đã nhắc hỗ trợ tiêu thụ vải cho nông dân Lục Ngạn, nhưng ở chợ TP.HCM vẫn chưa thấy bán nhiều. Muốn mua vải ngon, rẻ thì giờ chưa có”, chị cho biết.

GrabConnect anh 1

Vải thiều Bắc Giang được mùa nhưng khâu vận chuyển, hậu cần đưa quả vải đến tay người dùng cuối còn khó khăn.

28.000 ha vải trên địa bàn toàn tỉnh Bắc Giang dự kiến sẽ chín rộ trong vài tuần tới. Tuy nhiên, trái vải lại là loại nông sản khó bảo quản và có thời gian thu hoạch ngắn, chỉ trong vòng hơn một tháng. Do đó, áp lực thu hoạch nông sản của nông dân Lục Ngạn rất lớn, đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19, nguồn nhân lực thu hoạch, vận chuyển gặp nhiều khó khăn.

Đưa nông sản đến tay người dùng cuối bằng công nghệ

Để đẩy mạnh kênh tiêu thụ, cơ quan chức năng đã có những biện pháp xúc tiến, phối hợp nhiều kênh bán lẻ, tạo đầu ra cho quả vải. Nhiều doanh nghiệp Việt như các sàn TMĐT, kênh bán lẻ, đơn vị vận chuyển... cùng tham gia nối dài kênh tiêu thụ cho trái vải Lục Ngạn. Điểm đặc biệt trong hành trình hỗ trợ nông sản năm nay là sự xuất hiện và tham gia mạnh của chuỗi bán hàng ứng dụng công nghệ.

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp cũng kịp thời đưa ra sáng kiến hỗ trợ hành trình thông thương trái vải. Dự án GrabConnect do Grab Việt Nam khởi động với mục tiêu đầu tiên là hỗ trợ tiêu thụ 300 tấn vải Bắc Giang được đánh giá là một sáng kiến toàn diện, đúng đối tượng, đúng nhu cầu và đúng thời điểm.

Thông qua hệ sinh thái siêu ứng dụng, GrabConnect sẽ kết nối các loại nông sản, đặc sản địa phương an toàn, chất lượng từ nông dân đến tay người tiêu dùng khắp cả nước dễ dàng, thuận tiện hơn. Người tiêu dùng có thể mua được nông sản an toàn, chất lượng với giá tốt, giao hàng tận nơi nhanh chóng chỉ trong vòng một giờ.

GrabConnect anh 2

GrabConnect đặt mục tiêu hỗ trợ tiêu thụ 300 tấn vải thiều Bắc Giang thông qua hệ sinh thái siêu ứng dụng.

Sáng kiến của Grab sẽ tháo gỡ nút thắt đa phương cho người nông dân, người bán và cả người tiêu dùng cuối. Trong sáng kiến này, vải thiều Bắc Giang sẽ được tiếp cận toàn bộ hệ sinh thái Grab với mạng lưới đối tác rộng khắp cả nước, bao gồm nhà hàng, quán ăn, cửa hàng thực phẩm, chủ shop online, siêu thị, chuỗi cửa hàng bán lẻ, chợ truyền thống… cùng các đối tác doanh nghiệp của Grab.

Ở chiều ngược lại, các đối tác trong hệ sinh thái của Grab như GrabFood, GrabMart, GrabKitchen và GrabExpress có thể dễ dàng tiếp cận nguồn cung nông sản chất lượng, dồi dào với mức giá tốt để kinh doanh nhà hàng, quán ăn, cửa hàng thực phẩm mà không phải lo lắng về vấn đề chất lượng sản phẩm. Trong khi đó, đối tác tài xế có thêm đơn hàng, nâng cao cơ hội thu nhập và cải thiện cuộc sống. Grab cũng sẽ dành một phần ngân sách để trao tặng vải thiều Lục Ngạn cho hành khách như lời tri ân đến người dùng nhân kỷ niệm 7 năm Grab có mặt tại Việt Nam.

Người tiêu dùng có thể chung tay ủng hộ quả vải Lục Ngạn và bà con nông dân Bắc Giang bằng cách đặt trước vải thiều trên GrabMart từ ngày 10/6. Ngoài ra, người dùng cũng có thể đổi điểm thưởng GrabRewards của mình để chung tay hỗ trợ nông sản Bắc Giang vượt qua khó khăn trong đại dịch.

Được biết, GrabConnect là một phần trong sứ mệnh Grab Vì Cộng Đồng, nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam và góp phần vào mục tiêu Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của Chính phủ.

Bà Nguyễn Thái Hải Vân – CEO Grab Việt Nam cho biết: “Thông qua nền tảng công nghệ và mạng lưới đối tác rộng rãi, GrabConnect sẽ kết nối sản vật của các địa phương, tìm đầu ra thích hợp cho nông sản, đồng thời đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng một cách đầy đủ, an toàn”. Không chỉ hỗ trợ tiêu thụ nông sản Việt, GrabConnect còn mang đến lợi ích cho đối tác, đồng thời liên kết trực tiếp giữa nguồn cung đảm bảo và người dùng cuối. Siêu kỳ lân này vừa có bước tiến đáng kể trong việc trở thành ứng dụng đồng hành mỗi ngày với người dùng Việt.

Ngọc Bùi - Giang Phan Ninh

Bạn có thể quan tâm