Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Grab và tác động lan tỏa của kinh tế nền tảng tại Việt Nam

Theo báo cáo của CIEM, Grab không chỉ thúc đẩy tăng trưởng ngành vận tải, mà còn lan tỏa ra nhiều lĩnh vực kinh doanh khác, đóng góp ý nghĩa cho các cực tăng trưởng quan trọng.

Hơn một thập kỷ qua, sự xuất hiện và phát triển của các ứng dụng gọi xe công nghệ đã tạo ra một cuộc cách mạng trong ngành vận tải. Từ việc phải gọi tổng đài hay ra đường mới bắt được một chiếc taxi hoặc xe ôm, người dân giờ đây có thể gọi xe, đặt đồ ăn, đi chợ online, giao hàng nhanh chóng… chỉ với vài thao tác trên một ứng dụng. Không chỉ mang đến những tiện ích chưa từng có, ngành dịch vụ nền tảng trong lĩnh vực giao thông vận tải còn đóng góp ý nghĩa cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam.

Từ cuộc cách mạng trong ngành giao thông vận tải

Theo báo cáo “Nhận diện tác động của kinh doanh nền tảng tới nền kinh tế Việt Nam” vừa được Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) công bố vào tháng 2/2025, trong năm 2022, tổng giá trị tăng thêm của ngành nền tảng đóng góp 40,5 tỷ USD vào GDP Việt Nam, tương đương 9,92%. Trong đó, kinh doanh nền tảng trong lĩnh vực vận tải chiếm 16,8% giá trị tăng thêm của ngành nền tảng, tương đương 1,7% GDP nền kinh tế.

Đặc biệt, đối với 2 vùng trọng điểm phát triển của Việt Nam là đồng bằng sông Hồng và vùng Đông Nam Bộ, dịch vụ kinh doanh nền tảng trong lĩnh vực giao thông vận tải đã đóng góp tương ứng lần lượt 2,7% và 2,3% GRDP.

Tỷ trọng đóng góp của dịch vụ nền tảng trong lĩnh vực giao thông vận tải đến nền kinh tế. Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu dựa trên số liệu của Tổng cục Thống kê.
Grab Viet Nam anh 1
Grab Viet Nam anh 1

Tỷ trọng đóng góp của dịch vụ nền tảng trong lĩnh vực giao thông vận tải đến nền kinh tế. Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu dựa trên số liệu của Tổng cục Thống kê.

Tận dụng thế mạnh công nghệ cùng đội ngũ tài xế rộng khắp, nhiều ứng dụng gọi xe đã mở rộng sang các lĩnh vực giao đồ ăn và giao nhận trực tuyến. Cùng với sự thay đổi trong thói quen của người dùng, 2 lĩnh vực này ghi nhận sự tăng trưởng đáng kể.

Theo Momentum Works, số lượng đơn đặt hàng của người tiêu dùng thông qua các nền tảng giao đồ ăn tiếp tục tăng nhanh, với khoảng hơn 12 triệu người đã tiến hành đặt giao đồ ăn. Ước tính, nhóm ngành này sẽ đạt tăng trưởng bình quân khoảng 5,48% trong giai đoạn 2023-2027. Trong khi đó, theo Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (VECOM), lượng sản phẩm được vận chuyển qua dịch vụ giao hàng tăng 47% vào năm 2020; giai đoạn 2020-2025 dự kiến duy trì tốc độ tăng trưởng 29%.

Đến tác động lan tỏa của Grab Việt Nam

Góp phần vào những chuyển biến đáng kể trên, Grab được nhắc đến như một trường hợp tiên phong điển hình và đóng góp có ý nghĩa cho chuyển đổi số cũng như kinh doanh trên nền tảng tại thị trường Việt Nam.

Theo báo cáo của CIEM, Grab đóng góp khoảng 0,13% vào GDP Việt Nam năm 2022, với giá trị tăng thêm đạt 1,31% trong tổng giá trị tăng thêm của ngành nền tảng và 7,8% trong ngành nền tảng lĩnh vực vận tải. Đáng chú ý, Grab đã đóng góp khoảng 0,23% GRDP của vùng đồng bằng sông Hồng (trong đó có Hà Nội); 0,17% GRDP của vùng Đông Nam Bộ (trong đó có TP.HCM).

Trong một thập kỷ qua, từ GrabTaxi ban đầu, Grab đã phát triển và xây dựng hệ sinh thái đa dạng với hơn 15 dịch vụ phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người dân, từ di chuyển, giao nhận đồ ăn đến vận chuyển hàng hoá. Nhờ đó, Grab tạo cơ hội việc làm và thu nhập cho hàng trăm nghìn lao động, đồng thời góp phần thúc đẩy chuyển đổi số tại các cơ sở đối tác kinh doanh.

Theo ghi nhận, năm 2024, đối tác nhà hàng GrabFood đạt mức doanh thu trung bình hàng tháng tăng gấp 3 lần so với 2018 - năm đầu tiên ra mắt dịch vụ. Nhờ nền tảng Grab, ngày càng nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các cửa hàng có quy mô siêu nhỏ, nhỏ và vừa, được hỗ trợ để chuyển đổi số, phát triển kinh doanh trong thời đại công nghệ.

Cũng trong năm 2024, đối tác tài xế 2 bánh có số chuyến xe tăng 30% trong một giờ online trên Grab so với năm 2014. Mức tăng này đến từ việc đối tác tài xế Grab có thể linh hoạt chạy nhiều dịch vụ trong ngày và được tối ưu hóa lộ trình di chuyển. Grab cũng cải tiến công nghệ và vận hành để giúp đối tác tài xế giảm thời gian chờ đơn ở cửa hàng, nhờ đó tăng hiệu quả hoạt động.

Grab tạo cơ hội việc làm và thu nhập cho hàng trăm nghìn đối tác tài xế.
Grab Viet Nam anh 2
Grab Viet Nam anh 2

Grab tạo cơ hội việc làm và thu nhập cho hàng trăm nghìn đối tác tài xế.

Đặc biệt, mô hình kinh doanh của Grab đã tạo tiền đề ban hành khung thể chế thử nghiệm đối với mô hình kinh doanh dựa trên nền tảng công nghệ trong lĩnh vực vận tải tại Việt Nam. Tại Quyết định số 24/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải ngày 7/1/2016, ban hành “Kế hoạch thí điểm triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng”, Grab là một trong những đơn vị đầu tiên tham gia thí điểm.

Chia sẻ về sự đóng góp của các mô hình kinh doanh nền tảng như Grab tới nền kinh tế Việt Nam, ông Alejandro Osorio - Giám đốc Điều hành Grab Việt Nam - cho biết: “Sự phát triển của các nền tảng số như Grab không chỉ giúp gia tăng năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh, mà còn tạo thêm nhiều cơ hội việc làm, đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa nền kinh tế, thúc đẩy sự tăng trưởng bền vững”.

Bài liên quan

Minh Đắc

Bạn có thể quan tâm