Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

GP Bank chính thức bị mua 0 đồng

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa phát đi thông báo chính thức trở thành chủ sở hữu (100% vốn điều lệ) của Ngân hàng TMCP Dầu khí toàn cầu (GP Bank).

Theo thông báo, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã trở thành chủ sở hữu (100% vốn điều lệ) của GP Bank; chấm dứt toàn bộ quyền lợi ích và tư cách cổ đông của các cổ đông hiện hữu của Ngân hàng TMCP Dầu khí toàn cầu.

Để đảm bảo ổn định công tác quản trị, điều hành, Ngân hàng Nhà nước Vỉệt Nam chi định Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank) tham gia quân trị, điều hành GP Bank, đồng thời kiện toàn Hội đồng Quản trị, Ban Điều hành và Ban Kiểm soát của GP Bank.

Sau Oceanbank và VNCB, đến lượt GP.Bank trở thành ngân hàng thứ 3 bị mua lại với giá 0 đồng. Ảnh minh họa.

Sau Oceanbank và VNCB, đến lượt GP Bank trở thành ngân hàng thứ 3 bị mua lại với giá 0 đồng. Ảnh minh họa.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẳng định toàn bộ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền tại GP Bank sẽ được đảm bảo theo quy định của pháp luật.

Sai phạm từ 3 năm trước

Năm 2012, qua thanh tra Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã phát hiện Ngân hàng TMGP Dầu khí toàn cầu (GP Bank) bộc lộ nhiều yếu kém, tiềm ẩn nhiều rủi ro, kết quả kinh doanh thua lỗ, âm vốn chủ sở hữu và quản trị, điều hành ngân hàng kém hiệu quả.

Trong hơn 3 năm qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để GP Bank tìm kiếm đối tác (bao gồm các nhà đầu ta trong và ngoài nước), xây dựng phương án tái cơ cấu khả thi để trình Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, chấp thuận phù hợp với quy định của pháp luật và Đề án. Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015. 

Tuy nhiên, GP Bank không đề xuất được phương án tái cơ cấu khả thi trong khi Ngân hàng tiếp tục bộc lộ nhiều yếu kém, kinh doanh thua lỗ. 

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa chính thức trở thành chủ sở hữu (100% vốn điều lệ) của Ngân hàng TMCP Dầu khí toàn cầu (GP.Bank).

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa chính thức trở thành chủ sở hữu (100% vốn điều lệ) của Ngân hàng TMCP Dầu khí toàn cầu (GP Bank).

Để kiểm soát rủi ro, giảm thiểu tổn thất tài sản của Ngân hàng và bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng, bảo vệ tiền gửi của nhân dân, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã quyết định đặt GP Bank vào tình trạng kiểm soát đặc biệt theo quy định của pháp luật, đồng thời yêu cầu GP Bank thuê tổ chức độc lập thực hiện kiểm toán và định giá tài sản để xác định giá trị thực của vốn điều lệ. 

Căn cứ kết quả kiểm toán và định giá độc lập, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã yêu cầu GP Bank tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường để thông qua phương án bổ sung vốn điều lệ, đảm bảo giá trị thực của vốn điều lệ không thấp hơn mức vốn pháp định. Tuy nhiên, qua 3 lần tổ chức, Đại hội đồng cổ đông bất thường của GP Bank không thành công, Ngân hàng cũng không đề xuất được các giải pháp khả thi về tăng vốn điều lệ để đảm bảo giá tri thực của vốn điều lệ không thấp hơn mức vốn pháp định theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Căn cứ quy định của Luật các TCTD và Quyết định số 48/2013/QĐ-TTg ngày 1/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc góp vốn, mua cổ phần bắt buộc của TCTD được kiểm soát đặc biệt và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Quyết định, số 1304/QĐ-NHNN ngày 7/7/2015 mua bắt buộc toàn bộ cổ phần của các cổ đông hiện hữu tại GP Bank với giá 0 đồng/cổ phần. 

Việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trực tiếp mua lại toàn bộ cổ phẫn của GP Bank nhằm giúp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoàn toàn chủ động trong việc tiếp tục tái cơ cấu GP Bank, đảm bảo mục tiêu bảo đảm sự an toàn, ổn định của hệ thống các TCTD, đồng thời góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Cả nước chỉ cần 15 ngân hàng

Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, tài chính và phát triển nguồn nhân lực là hai trong bốn chủ đề được các nhà khoa học Việt kiều đóng góp.

http://bizlive.vn/ngan-hang/gpbank-chinh-thuc-bi-mua-0-dong-1132281.html

Theo Nguyễn Quang/Bizlive

Bạn có thể quan tâm