Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Gót chân Achilles' của tỷ phú Trump

Tính nóng nảy mà biểu hiện là những phát ngôn bạo miệng hay hành xử thiếu trách nhiệm với các thông tin an ninh quốc gia đã khiến tỷ phú Trump hứng nhiều chỉ trích của dư luận.

Phát ngôn gây sốc của Donald Trump trong một năm tranh cử Tháng 6 đánh dấu một năm tỷ phú Donald Trump tuyên bố chạy đua vị trí ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa với hàng loạt phát ngôn gây sốc nhưng giúp ông giành sự ủng hộ của cử tri.

Ứng viên tổng thống của đảng Cộng hòa Mỹ Donald Trump luôn công khai thể hiện sự tức giận của mình và có xu hướng đả kích những người chống lại lập luận của ông mà không loại trừ một ai, ngay cả khi đó là cha mẹ của một quân nhân đã hy sinh.

Điều này khiến nhiều người vô cùng ngỡ ngàng. Kể cả những người thân cận như Paul Manafort, người quản lý chiến dịch tranh cử của Donald Trump, cũng không thể lường trước được những phát ngôn của vị tỷ phú trước công chúng và truyền thông. Đây được coi như điểm yếu nhất hay chính là "gót chân Achilles" của Trump.

Trong một cuộc thăm dò mới đây của tờ Washington Post/ABC News, chỉ 33% cho rằng Trump có “phẩm chất và tính cách” phù hợp để đảm đương trách nhiệm tổng thống so với 59% dành cho bà Hillary.

Mặc dù những chiến lược được đưa ra trong chiến dịch tranh cử khác biệt với thực tế, một điều đã trở thành bản chất và được phô bày rất rõ trong các chiến dịch tranh cử chính là tính khí của các ứng viên. Cách mà họ đương đầu với áp lực lớn trong chiến dịch tranh cử cũng như cách mà họ đối phó với sự công kích từ phía đối thủ cho công chúng cái nhìn xác đáng về ứng viên mà mình sẽ bầu làm lãnh đạo.

Ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump. Ảnh: CNN.

Theo ông Julian Zelizer, giáo sư lịch sử và quan hệ công chúng tại Đại học Princeton, 4 yếu tố quan trọng đối với các tổng thống Mỹ trong nhiệm kỳ ở Nhà Trắng là tính khí điềm đạm, khả năng kiềm chế trước công chúng, khả năng đưa ra những nhận định phù hợp về đối thủ hoặc đồng minh và kiềm chế cảm xúc nóng giận hay phẫn nộ.

Đây cũng là những gợi ý dành cho người dân trước khi đưa ra những phán xét đối với bất cứ ứng viên tổng thống nào.

Bài học lịch sử

Tính cách cá nhân có ảnh hưởng không nhỏ đối với thành công ngoại giao. Những phát ngôn của tổng thống ở nơi công cộng hoặc ngay cả những chốn riêng tư cũng cần thận trọng. Nhiều khi, các tổng thống được lòng dân nhờ sự khéo léo trong cách lựa chọn ngôn từ.

Tổng thống George H. W. Bush đã nhận được những lời khen từ các nhà sử học vì đã chọn cách im lặng vào thời điểm Liên Xô sụp đổ. Thay vì bày tỏ niềm tự hào về chiến thắng của phương Tây, ông để ngỏ câu chuyện đó để thế giới không quy kết trách nhiệm cho riêng nước Mỹ.

Con trai của ông, Tổng thống George W. Bush cũng là người khiến cho dư luận xôn xao nhiều nhất. Một mặt, ông bị chỉ trích vì những tuyên bố sai lầm về vũ khí hủy diệt hàng loạt tại Iraq. Mặt khác, ông cũng được dư luận đánh giá cao với bài phát biểu cảm động sau vụ khủng bố 11/9, khẳng định Mỹ sẽ tham gia vào một cuộc chiến chống lại chủ nghĩa khủng bố chứ không phải chống lại người Hồi giáo.

Người tiền nhiệm của Tổng thống George H. W. Bush, Tổng thống Ronald Reagan cũng được coi là bậc thầy trong các cuộc đàm phán căng thẳng giữa năm 1985 và 1987 với tổng bí thư đảng Cộng sản Liên Xô Mikhail Gorbachev để đạt được các thỏa thuận vũ khí INF lịch sử.

Nhiều thập kỷ trước đó, Tổng thống John F. Kennedy trở thành chuẩn mực ứng xử trong cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962 khi ông dẫn dắt các cố vấn và công chúng, đẩy lùi áp lực sử dụng sức mạnh quân sự và tránh được chiến tranh hạt nhân.

Trong mối quan hệ với các nghị sĩ và nhóm lợi ích, tính cách cũng rất quan trọng, đặc biệt là trong giới chính trị nhiều bè phái cứng nhắc và khốc liệt. Khi đó tổng thống rất dễ nổi giận và hành động chống lại các thế lực đối lập cố chấp.

Ngay cả vị tổng thống nổi tiếng điềm tĩnh như Obama cũng khó lòng giữ được cảm xúc trong một vài khoảnh khắc, đặc biệt là sau vụ xả súng kinh hoàng ở trường tiểu học Sandy Hook tháng 12/2014. Tuy nhiên, để tỏ ra chuyên nghiệp trong thời đại này, các vị tổng thống cần cho thấy một mức độ làm chủ cảm xúc cao, tránh để phe đối thủ lợi dụng cơ hội.

Khoảnh khắc khó kiềm chế cảm xúc của Tổng thống Obama. Ảnh: nydailynews.

Trong suốt những năm 1990, người ta được chứng kiến tài làm chủ cảm xúc của Tổng thống Bill Clinton khi ông từ chối đáp trả đòn công kích đến từ các đảng viên Cộng hòa. Kết quả là dư luận đã quay sang chỉ trích Chủ tịch Hạ viện Newt Gingrich và các cộng sự của ông này ngay khi họ chuẩn bị buộc tội tổng thống.

Trong các cuộc họp kín, ông Clinton có khả năng thuyết phục các thành viên giống như Gingrich khi đàm phán về ngân sách. Clinton luôn kiềm chế bản thân trước những chỉ trích gay gắt. Ông nhận được tỷ lệ ủng hộ cao sau khi kết thúc nhiệm kỳ tổng thống.

Tính cách của tổng thống cũng ảnh hưởng đến nhìn nhận của người dân về chính phủ. Như trường hợp của Tổng thống Richard Nixon, người đã làm hỏng hình ảnh người đứng đầu Nhà Trắng. Những đoạn băng ghi lại lời nói của ông trong phòng Bầu dục, chẳng hạn như ông gọi người Do thái chỉ là những người “hung hăng và đáng ghét” khiến nhiều người bị sốc.

Tất cả những điều này không những khiến hình ảnh của Nhà trắng bị hoen ố mà còn ảnh hưởng đến hình ảnh của các đời tổng thống Mỹ sau này.

Vấn đề của Donald Trump

Với Trump, vấn đề còn có thể tồi tệ hơn nhiều vì những bình luận bạo miệng của ông được thực hiện công khai. Thế hệ trẻ của Mỹ, những người đang dõi theo cuộc bầu cử cùng lúc chứng kiến nhiều khoảnh khắc “giàu cảm xúc” của những ứng viên như Donald Trump, có thể tích lũy những ấn tượng khó phai về cách thức hoạt động dân chủ của nước Mỹ.

Cựu giám đốc CIA Michael Morell trong một bài viết trên New York Times cho biết sẽ bỏ phiếu cho đối thủ của Trump - bà Clinton. “Trump không có kinh nghiệm trong lĩnh vực an ninh quốc gia. Quan trọng hơn, tính cách mà ông biểu hiện trong suốt thời gian qua cho thấy ông kém hiểu biết, thậm chí sẽ gây nguy hiểm nếu như ông lên nắm quyền”.

Theo ông, những tính cách này bao gồm tính tự cao tự đại, phản ứng thái quá, đưa ra quyết định một cách cảm tính, bảo thủ, không thận trọng, không biết lắng nghe và thiếu tôn trọng pháp luật.

Chính vì vậy việc ứng viên đảng Cộng hòa tự điều chỉnh tính cách của mình trong những tuần tới đóng vai trò quan trọng không kém những yếu tố tạo nên thành bại cho chiến dịch vận động tranh cử của ông.

Theo giáo sư Zelizer, nếu Trump tiếp tục công khai đả kích những ai ngáng đường mình, phát biểu lan man và rời rạc, thậm chí sai lệch về các chính sách quan trọng thì có lẽ Ủy ban Quốc gia đảng Cộng hòa chỉ còn nước tuyệt vọng trong ước muốn sa thải ứng viên của chính đảng mình.

10 phát ngôn kỳ lạ nhất của Donald Trump Những phát ngôn gây tranh cãi, khiêu khích, chỉ trích mạnh miệng là dấu ấn của tỷ phú Donald Trump trong suốt chiến dịch vận động tranh cử sơ bộ những tháng qua.

72 giờ tồi tệ của ứng viên tổng thống Donald Trump

Liên tiếp phạm sai lầm biến những ngày đầu tháng 8 trở thành cơn ác mộng với tỷ phú Donald Trump, ứng viên tổng thống chính thức của đảng Cộng hòa.

Donald Trump khiến mọi dự đoán trở nên ngớ ngẩn

Nhiều người coi việc Donald Trump tham gia cuộc đua vào Nhà Trắng như câu chuyện hài, nhưng giờ đây họ nhận ra ông đã thách thức mọi lời dự đoán trên chính trường.

Mai Anh (theo CNN)

Bạn có thể quan tâm