Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Gói hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng dịch được triển khai quá chậm

“Theo thống kê có 98% doanh nghiệp bị ảnh hưởng nhưng chỉ có 2% được tiếp cận gói hỗ trợ”, Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường thông tin.

GDP 6 thang uoc dat 5, 8% anh 1

Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2021 và giải pháp chủ yếu những tháng cuối năm được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến trong phiên họp sáng 15/6.

Với những tác động nặng nề của đại dịch, GDP 6 tháng dự báo đạt khoảng 5,8% - được ghi nhận là “sự cố gắng lớn”.

2% doanh nghiệp tiếp cận gói hỗ trợ

Thông tin khái quát tình hình, Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết những tháng đầu năm, kinh tế vĩ mô được duy trì ổn định; tăng trưởng GDP dự báo đạt 5,8%; thu ngân sách Nhà nước ước đạt 55,5% dự toán - tăng 10,9% so với cùng kỳ năm 2020.

“Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, Việt Nam là quốc gia duy nhất trên thế giới được cả 3 tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế (Moody’s, S&P và Fitch) đồng loạt nâng điểm triển vọng lên mức tích cực”, ông Dũng nhấn mạnh.

98% doanh nghiệp bị ảnh hưởng nhưng chỉ có 2% doanh nghiệp được tiếp cận gói hỗ trợ.

Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường

Song, điều khiến nhiều đại biểu băn khoăn là chính sách hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp và các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 đang triển khai rất chậm.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh đánh giá cao ý nghĩa của chính sách, nhưng ông nhận định việc triển khai “chưa đạt hiệu quả mong muốn”. Cụ thể, có những gói hỗ trợ mới chỉ triển khai được 0,26% quy mô.

GDP 6 thang uoc dat 5, 8% anh 2

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh đánh giá việc triển khai các chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch “chưa đạt hiệu quả mong muốn". Ảnh: Quốc hội.

Theo đánh giá của ông Đinh Văn Nhã, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách, việc xác nhận đối tượng là người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm để được nhận hỗ trợ gặp nhiều khó khăn, dẫn đến giảm cả đối tượng và số tiền trợ cấp.

“Theo thống kê có 98% doanh nghiệp bị ảnh hưởng nhưng chỉ có 2% doanh nghiệp được tiếp cận gói hỗ trợ, do đó cần phải xem xét đánh giá lại”, Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường thông tin.

Cũng chung nhận định gói hỗ trợ 62.000 tỷ là quan trọng, nguồn lực lớn nhưng chưa đạt mục tiêu, Phó chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ đề nghị Chính phủ nêu rõ hướng xử lý vấn đề này.

Chống dịch là mục tiêu hàng đầu

6 tháng cuối năm 2021, để tiếp tục kiên định thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh cần phát huy tinh thần tự lực, tự cường; kiên trì kiềm chế, đẩy lùi, ngăn chặn có hiệu quả đợt bùng phát lần thứ 4 của dịch Covid-19.

Mức tăng trưởng 6 tháng đạt 5,8% là sự cố gắng lớn.

Phó thủ tướng Lê Minh Khái

Bên cạnh đó, sử dụng tổng hợp mọi nguồn lực để sớm có vaccine phòng Covid-19 và tiêm miễn phí cho toàn dân nhằm tạo miễn dịch cộng đồng. “Tiêm vaccine là giải pháp căn cơ, lâu dài, mang tính chiến lược và quyết định để thoát khỏi đại dịch”, ông Dũng nói.

Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, kiểm soát dịch Covid-19 phải là mục tiêu hàng đầu, chỗ không có dịch phải tăng cường phát triển mạnh hơn nữa. Đồng thời, cần thúc đẩy phát triển kinh tế số, kinh tế không dùng tiền mặt.

GDP 6 thang uoc dat 5, 8% anh 3

Phó thủ tướng Lê Minh Khái cho biết Chính phủ đang trình Bộ Chính trị chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, nhất là công nhân trong khu công nghiệp. Ảnh: Quốc hội.

Thay mặt Chính phủ làm rõ các vấn đề, Phó thủ tướng Lê Minh Khái cho biết Chính phủ rất quan tâm tới các mặt còn hạn chế.

Ngày mai (16/6), Chính phủ có hội nghị trực tuyến toàn quốc để đánh giá kịch bản tăng trưởng kinh tế cuối năm 2021 và giải pháp thúc đẩy đầu tư công, cán cân thương mại để có giải pháp kịp thời. Ông khẳng định “Chính phủ đã lường trước các kịch bản có thể xảy ra” và hội nghị ngày mai tập trung phân tích, làm rõ các vấn đề.

Về chính sách hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp, theo ông Khái, có nhiều chính sách và liên quan nhiều bộ, ngành nên chưa có sự tập trung. Chính phủ sẽ tổng kết về việc thực hiện các chính sách để rút kinh nghiệm.

Chính phủ cũng đang trình Bộ Chính trị chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, nhất là công nhân trong khu công nghiệp vì đợt dịch lần thứ 4 khá phức tạp và len lỏi vào khu công nghiệp, khu sản xuất.

“Mức tăng trưởng 6 tháng đạt 5,8% là sự cố gắng lớn và chúng ta hoàn toàn có thể tin năm 2021 sẽ đạt được mục tiêu tăng trưởng 6% như Quốc hội đã đề ra”, ông Khái nói.

Bộ trưởng Tài chính: 'Không để thất thoát một đồng trong Quỹ vaccine'

Với 14.500 tỷ ngân sách Trung ương bố trí cùng nguồn lực ủng hộ Quỹ vaccine phòng, chống Covid-19, Bộ trưởng Tài chính cam kết sử dụng đúng mục đích đến từng đồng.

Nửa tháng gồng mình chống dịch Covid-19 ở TP.HCM

Khi gần như kiểm soát vòng lây nhiễm từ nhóm truyền giáo thì các chuỗi ca bệnh chưa rõ nguồn lây khiến TP.HCM phải kéo dài giãn cách xã hội thêm 2 tuần nữa.

Chương trình xây dựng luật 'không thấy bóng dáng Luật Đất đai'

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế tỏ băn khoăn khi Quốc hội xác định tháng 5/2022 phải trình sửa Luật Đất đai nhưng cơ quan soạn thảo của Chính phủ không đưa vào chương trình.

Hoài Thu

Bạn có thể quan tâm