Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Góc quay khiến bóng như đã ra ngoài trong bàn thắng của Nhật

Bàn thắng nâng tỷ số lên 2-1 của Nhật Bản trước Tây Ban Nha hoàn toàn hợp lệ. Sự tranh cãi nằm ở góc quay và việc công nghệ goal-line không được áp dụng ở đường biên.

Kỳ World Cup trên đất Qatar đã gần đi được một nửa chặng đường nhưng tranh cãi liên quan đến các quyết định của tổ VAR đang ngày càng gay gắt hơn. Ví dụ gần nhất là bàn thắng nâng tỷ số lên 2-1 của Nhật Bản trước Tây Ban Nha rạng sáng 2/12 (giờ Hà Nội), khi nó ảnh hưởng đến số phận của một đội bóng lớn khác trong bảng là Đức.

Ở những góc máy quay chậm đầu tiên, phần lớn khán giả và cả những bình luận viên đều cho rằng tình huống cứu bóng trước đó đã đưa bóng ra ngoài. Nhưng nếu mổ xẻ kỹ lưỡng hơn mọi góc quay và luật bóng đá, có thể thấy bàn thắng này hoàn toàn hợp lệ. Nếu như công nghệ goal-line được áp dụng ở cả đường biên, thay vì chỉ giữa hai cột gôn, có lẽ tranh cãi đã không xảy ra.

Cái lý của tổ VAR

Phút 51, Ao Tanaka dứt điểm cận thành tung lưới Tây Ban Nha để nâng tỷ số lên 2-1 cho Nhật Bản. Tuy nhiên, bàn thắng khi đó bị từ chối ngay vì một số góc máy quay cho thấy bóng dường như đã lăn hết qua vạch vôi trước khi Mitoma chuyền vào trong.

Tổ VAR mất đến hơn 2 phút, nhìn mọi góc máy quay cận cảnh trước khi đưa ra quyết định công nhận bàn thắng cho Nhật Bản.

Một số góc máy quay đầu tiên cho thấy bóng dường như đã lăn hết qua vạch vôi trước khi Mitoma chuyền vào trong. Ảnh: Reuters.
Nhat ban anh 1
Nhat ban anh 1

Một số góc máy quay đầu tiên cho thấy bóng dường như đã lăn hết qua vạch vôi trước khi Mitoma chuyền vào trong. Ảnh: Reuters.

Để đưa ra luận điểm bảo vệ tổ trọng tài, tờ Telegraph đã công bố hình ảnh mà họ cho rằng đã giúp các trọng tài đưa ra quyết định nhưng không được trình chiếu cho khán giả. Bức ảnh của AP được đăng tải sau khi trận đấu đã kết thúc gần một giờ.

Theo đó, bàn thắng của Nhật Bản hợp lệ vì đường cong của quả bóng khiến nó vẫn còn nằm trong sân. Khi xét đến nhiều góc máy quay trực diện hơn từ trên cao, có thể thấy một phần nhỏ ở rìa quả bóng vẫn còn nằm trong sân. Điều này tương tự khi một số cầu thủ đá phạt góc đưa bóng hơi lượn ra ngoài một chút, nhưng thực tế vẫn hợp lệ.

Các trọng tài cũng có nhiều điều kiện để quan sát kỹ lưỡng tình huống này bởi mỗi trận đấu ở World Cup 2022 có tới 42 camera trang bị đầy đủ các tính năng quay chậm như Super Slo-mo hay Ultra-slo-mo.

Bàn thắng của Nhật Bản hợp lệ vì "đường cong của quả bóng" khiến nó vẫn còn nằm trong sân. Ảnh: AP.
Nhat ban anh 2
Nhat ban anh 2

Bàn thắng của Nhật Bản hợp lệ vì "đường cong của quả bóng" khiến nó vẫn còn nằm trong sân. Ảnh: AP.

Ngoài ra, theo phóng viên James Sharpe của Times, sự bất bình của các BLV sau khi xem lại pha quay chậm đầu tiên là minh chứng cho thấy góc quay cũng ảnh hưởng đến phán đoán.

Sharpe sau đó quay video chứng minh khi đặt một trái bóng nằm hoàn toàn ngoài sân và cách một khoảng so với vạch vôi, nhưng từ từ lia góc quay lên trên. Kết quả là phần rìa quả bóng lúc này thực tế nằm đè lên vạch, dù ở góc quay đầu tiên dường như nó vẫn cách đường kẻ vạch một khoảng.

Điều 9 trong 17 luật bóng đá cũng đề cập rất rõ về khi nào quả bóng được tính là nằm trong và ngoài sân: "Bóng ngoài cuộc khi toàn bộ trái bóng trôi qua đường cầu môn hoặc đường biên dọc, dù ở trên mặt đất hay trên không".

Quan điểm trái ngược của cựu trọng tài

Trả lời trên tờ Telegraph, cựu trọng tài Keith Hackett lại có ý kiến trái chiều khi cho rằng các góc máy quay xác định quả bóng có trôi qua vạch vôi hay chưa hoàn toàn có thể dễ dàng bóp méo sự thật.

Ví dụ cho thấy góc máy quay có thể khiến thị giác người xem bị đánh lừa. Ảnh: James Sharpe.
Nhat ban anh 3
Nhat ban anh 3

Ví dụ cho thấy góc máy quay có thể khiến thị giác người xem bị đánh lừa. Ảnh: James Sharpe.

Cựu trọng tài người Anh khẳng định dựa trên những hình ảnh mà tổ VAR có thể đã nhìn thấy, đáng lẽ bàn thắng phải bị hủy vì bóng đã trôi hết đường biên.

Hackett cũng nhấn mạnh sự khó hiểu khi FIFA chỉ áp dụng công nghệ goal-line để xác định bàn thắng giữa hai cột trong khung gỗ mà lại không trang bị từ cột khung thành đến cột cờ góc.

Theo Science ABC, công nghệ goal-line là một hệ thống sử dụng camera vật lý hoặc công nghệ từ trường thay đổi để theo dõi quả bóng và xác định bóng đi qua vạch cầu môn hay chưa. Nếu bóng đi qua vạch vôi, một tín hiệu được mã hóa sẽ được truyền tới đồng hồ trên tay trọng tài, người sau đó có thể quyết định công nhận bàn thắng hay không.

Nhat ban anh 4

Mọi chuyện sẽ đơn giản hơn nếu FIFA áp dụng công nghệ goal-line từ cả khung thành cho đến cột cờ góc. Ảnh: How It Works.

Nếu áp dụng công nghệ này để xác định bóng ra ngoài hay chưa sẽ minh bạch hơn rất nhiều. "Đáng buồn thay, chúng ta đang chứng kiến ​​một kỳ World Cup bị hủy hoại bởi VAR, thứ đang chiếm vị trí trung tâm hơn là việc người hâm mộ được xem và thưởng thức những cầu thủ đẳng cấp thế giới", Hackett nói.

Cựu trọng tài nói thêm: "Tôi là người ủng hộ mạnh mẽ việc sử dụng công nghệ nhưng đáng buồn là World Cup này đang bị hủy hoại bởi việc áp dụng nó một cách kém cỏi. Tôi nghĩ rằng đã đến lúc chúng ta phải đặt câu hỏi liệu VAR có nên bị cấm hay không".

Với chiến thắng ngoạn mục này, Nhật Bản chính thức vượt qua vòng bảng với 6 điểm cùng ngôi đầu bảng E. Đoàn quân của HLV Moriyasu sẽ gặp Croatia ở vòng 16 đội, trong khi Tây Ban Nha đứng thứ và sẽ chạm trán Morocco. Đức và Costa Rica là hai đội phải xách vali về nước sau vòng bảng.

Những nhà khoa học tiên phong

"Những nhà khoa học tiên phong" là một cuốn sách thú vị về lịch sử của những phát minh nổi tiếng. Để có được những đóng góp vĩ đại cho nhân loại, các nhà khoa học nổi tiếng đã làm việc với lòng say mê và tinh thần học hỏi không ngừng.

Bài liên quan

Anh Tuấn

Bạn có thể quan tâm