Tính đến hết năm 2023, lĩnh vực nông nghiệp nông thôn chiếm khoảng 25% tổng dư nợ nền kinh tế Việt Nam. Tăng trưởng tín dụng cho nông nghiệp nông thôn thường xuyên ở mức cao, khoảng 10-12%. Đây là lĩnh vực được ngành ngân hàng ưu tiên, đồng hành sâu sát, thúc đẩy chuyển đổi và phát triển bền vững.
Đẩy mạnh tín dụng cho nông nghiệp nông thôn
Vai trò và nhiệm vụ của ngành ngân hàng trong việc hỗ trợ người nông dân được thể hiện rõ qua Chỉ thị số 10/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu lúa, gạo bền vững, minh bạch, hiệu quả trong tình hình mới.
Nông dân cần trợ lực vốn để phát triển sản xuất kinh doanh. |
Theo đó, các ngân hàng thương mại cần tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận nguồn tín dụng với lãi suất ưu đãi, đáp ứng đủ nhu cầu tín dụng phục vụ thu mua lúa và xuất khẩu gạo, nhất là thu mua lúa hàng hóa vụ đông xuân 2023-2024 tại các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm nghiên cứu đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét ban hành chương trình tín dụng hỗ trợ liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng cao và phát thải thấp vùng Đồng bằng sông Cửu Long - vốn được ví như “nồi cơm” của cả nước - giữa hợp tác xã với doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật.
Chỉ thị trên được ban hành trong bối cảnh ngành lúa gạo đạt được những kết quả đáng ghi nhận về cả sản xuất lẫn xuất khẩu trong năm 2023: Xuất khẩu trên 8,1 triệu tấn gạo, trị giá gần 4,7 tỷ USD, tăng 14,4% về lượng và 35,3% về giá trị so với mức cùng kỳ năm 2022, đồng thời là mức tăng cao nhất trong 16 năm qua.
Xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam đạt được những kết quả ấn tượng trong năm 2023. |
Thiếu vốn để mở rộng và phát triển sản xuất là khó khăn hàng đầu với những doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam. Hiểu được điều này, trong hệ thống ngân hàng, hầu hết chương trình cho vay được xây dựng chuyên biệt theo các chuỗi giá trị để hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp với nhiều ưu thế: Mức vay không giới hạn từ 50 triệu đồng; thời hạn và phương thức trả nợ linh hoạt; chứng từ và thủ tục đơn giản... Không chỉ tập trung vào vựa lúa Đồng bằng sông Cửu Long, chính sách của ngành ngân hàng còn đi sâu vào từng vùng miền từ Bắc tới Nam, kể cả trong bối cảnh thiên tai, dịch bệnh.
Đưa nông dân đến gần hơn với nguồn vốn
Hiện nay, trên cả nước có khoảng 80 tổ chức tín dụng và gần 1.200 quỹ tín dụng nhân dân với mạng lưới rộng khắp 63 tỉnh, thành cho vay nông nghiệp nông thôn.
Các ngân hàng thương mại lớn, tiêu biểu như HDBank, trong nhiều năm qua đã có nhiều động thái thiết thực nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành nông nghiệp. Đặc biệt trong đó phải kể đến việc dành hàng chục nghìn tỷ đồng để đáp ứng dư nợ cho khu vực tập trung khối doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng như các hộ gia đình kinh doanh. Từ những gói tín dụng này, nông dân và doanh nghiệp sẽ có thêm nguồn vốn sản xuất kinh doanh, thực hiện các dự án chuyển đổi cơ cấu canh tác phù hợp, đảm bảo phát triển bền vững.
HDBank tạo đòn bẩy tài chính bằng các chương trình vay được xây dựng chuyên biệt. |
Với cá nhân người nông dân, việc tiếp cận nguồn vốn cũng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết nhờ những dịch vụ cho phép đăng ký và thực hiện thủ tục hoàn toàn trực tuyến, được hỗ trợ bởi đội ngũ cộng tác viên chuyên nghiệp, tận tâm, kết hợp nhiều ưu đãi hấp dẫn: Lãi suất cho vay ưu đãi 0%/năm trong tháng đầu tiên; 4,5%/năm trong 6 tháng; 6,5%/năm trong 12 tháng đầu; 8,5%/năm trong 24 tháng đầu.
Song song đó, những chương trình giáo dục tài chính, tư vấn, hỗ trợ khách hàng trong việc quản lý tài chính cá nhân và kinh doanh cũng được tích hợp vào ứng dụng này. Chỉ với vài thao tác đơn giản trên smartphone, người nông dân có thể dễ dàng theo dõi tình trạng khách hàng, doanh số, hoa hồng...; theo dõi các bản tin nông nghiệp, khóa đào tạo, tài liệu hướng dẫn... được sắp xếp một cách trực quan và khoa học.
Những dịch vụ ngân hàng số đưa nguồn vốn đến gần người nông dân hơn. |
Các gói vay ưu đãi với thủ tục đơn giản cùng những giải pháp tài chính số hiện đại và tiện lợi được xem là giải pháp “gỡ rối” cho người nông dân trên hành trình chuyển đổi mô hình kinh doanh, phát triển nông nghiệp bền vững. Điều này đồng thời thể hiện vai trò đồng hành của ngành ngân hàng nói chung và các ngân hàng thương mại cổ phần như HDBank nói riêng trong việc trở thành trợ lực mạnh mẽ cho bà con trên cả nước.