Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Giường chục tỷ đồng trong ngôi chùa cổ độc nhất miền Tây

Không chỉ độc đáo với hàng nghìn chén đĩa, mảnh vỡ sành sứ ốp lên tường, ngôi chùa cổ ở Sóc Trăng còn lưu giữ 2 chiếc giường trị giá cả chục tỷ đồng của Công tử Bạc Liêu.

1
Chùa  Sro Lôn đọc chạy thành Sà Lôn ở xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) còn được người dân địa phương gọi là chùa Chén Kiểu. Đây là một trong những điểm du lịch nổi tiếng ở Sóc Trăng.
Năm 1815 trụ trì chùa là Hòa thượng Thạch Em đã cùng Phật tử địa phương xây dựng khu chánh điện, sala, trường học trong khuôn viên chùa rộng vài ha. Khi vị trụ trì đầu tiên này qua đời, năm 1850 Hòa thượng Thạch Ék lên thay, tiếp tục xây những phần còn dở dang. Lúc này rất khan hiếm gạch trang trí, trụ trì cùng các tu sĩ thu thập bát, đĩa vỡ trong bà con bổn sóc để trang trí nên tên chùa Chén Kiểu ra đời từ đó.
Năm 1815 trụ trì chùa là Hòa thượng Thạch Em đã cùng Phật tử địa phương xây dựng khu chánh điện, sala, trường học trong khuôn viên chùa rộng vài ha. Khi vị trụ trì đầu tiên này qua đời, năm 1850 Hòa thượng Thạch Ék lên thay, tiếp tục xây những phần còn dở dang. Lúc này rất khan hiếm gạch trang trí, trụ trì cùng các tu sĩ thu thập bát, đĩa vỡ trong bà con bổn sóc để trang trí nên tên chùa Chén Kiểu ra đời từ đó.
Chùa Chén
Những mảnh vỡ sành sứ được trang trí trên tường khu chánh điện từ 164 năm trước.
Chùa Chén
Một họa tiết đẹp mắt trên trần được tạo ra từ các mảnh vỡ chén, đĩa.
5
Rắn thần Naga trong chùa Chén Kiểu. Đây là hình ảnh đặc trưng trong các chùa Khmer cổ ở miền Tây.
Năm 2012 chùa Chén Kiểu xây dựng thêm khu sala phía sau chánh điện. Những mảnh vỡ chén, đĩa tiếp tục được dùng để trang trí, ốp tường.
Tại đây có trên 9.000 bát, đĩa nguyên vẹn được sử dụng.
Chén, đĩa trang trí đến tận nóc sala.
Linh vật trước sala cũng được cẩn sành sứ rất đẹp, tinh xảo.
Dọc theo cầu thang là những chiếc chén, đĩa úp miệng vào nhau và đáy chén, đĩa được ốp vào tường.
Ban Quản trị chùa cho biết, năm 1948 chùa mua được 2 chiếc giường nóng và lạnh của Công tử Bạc Liêu.
Ban Quản trị chùa cho biết, năm 1948 chùa mua được 2 chiếc giường nóng và lạnh của Công tử Bạc Liêu.

12
Hai chiếc giường này trước kia đặt ở huyện Vĩnh Lợi, tá điền mang bán. Khi chùa mua về giường vẫn còn nguyên vẹn với kích thước dài 2,5 m, rộng 2 m, được đóng bằng gỗ sưa (huỳnh đàn), xung quanh khắc cẩn xà cừ với nhiều hoa văn.
Trên mỗi chiếc giường cổ này cần đến 30 kg ốc xà cừ. Với giá thị trường hiện nay khoảng 200 triệu đồng/kg ốc xà cừ, thì riêng phần ốc xà cừ đã đến <abbr class=6 tỷ đồng. Vì vậy, vài tháng trước có nhà sưu tầm đồ cổ đến hỏi mua mỗi chiếc giường hơn 10 tỷ đồng nhưng Ban Quản trị không bán." />
Trên mỗi chiếc giường cổ này cần đến 30 kg ốc xà cừ. Với giá thị trường hiện nay khoảng 200 triệu đồng/kg ốc xà cừ, thì riêng phần ốc xà cừ đã đến 6 tỷ đồng. Vì vậy, vài tháng trước có nhà sưu tầm đồ cổ đến hỏi mua mỗi chiếc giường hơn 10 tỷ đồng nhưng Ban Quản trị không bán.
Giường nóng trên mặt giường có 3 miếng gỗ giáng hương ghép lại để dùng vào mùa mưa.
Chiếc giường lạnh được lót 6 miếng đá cẩm thạch lớn, dùng vào mùa hè.
Trong chùa Chén Kiểu còn có bộ bàn của Công tử Bạc Liêu, bên cạnh là di ảnh của ông.
Trong chùa Chén Kiểu còn có bộ bàn của Công tử Bạc Liêu, bên cạnh là di ảnh của ông.
Mặt bàn được lót bằng đá cẩm thạch. Năm 2012 chùa Chén Kiểu được Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng cấp bằng công nhận là khu di tích kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh.

Việt Tường

Bạn có thể quan tâm