Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Giới thiệu ông Nguyễn Xuân Phúc để bầu làm Chủ tịch nước

Sau khi ông Nguyễn Phú Trọng được miễn nhiệm chức Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình nhân sự đề cử Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Xuân Phúc cho vị trí này.

Chiều 2/4, sau khi Quốc hội miễn nhiệm chức danh Chủ tịch nước với ông Nguyễn Phú Trọng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình danh sách đề cử để bầu Chủ tịch nước. Các đại biểu thảo luận tại đoàn về nhân sự dự kiến bầu Chủ tịch nước ngay sau đó.

Nhân sự được đề cử cho vị trí Chủ tịch nước kế nhiệm ông Nguyễn Phú Trọng là Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Xuân Phúc - người vừa được Quốc hội miễn nhiệm chức danh Thủ tướng.

Theo Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, đây là lần đầu tiên Thủ tướng được giới thiệu để bầu Chủ tịch nước nên quy trình miễn nhiệm Thủ tướng được thực hiện sớm hơn thông lệ, tránh tình trạng "tân Chủ tịch nước trình miễn nhiệm chức Thủ tướng của chính mình".

Ông Nguyễn Xuân Phúc được đề cử để Quốc hội bầu Chủ tịch nước. Ảnh: Thuận Thắng.

Ông Nguyễn Xuân Phúc sinh năm 1954, quê ở huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam.

Ông là Ủy viên Trung ương 4 khóa (X, XI, XII, XIII); Ủy viên Bộ Chính trị 3 khóa (XI, XII, XIII) và là đại biểu đại biểu Quốc hội 3 khóa (XI, XII, XIV).

Từ 2001 đến 2006, ông Phúc giữ cương vị Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam. Trong con đường sự nghiệp của mình, ông có giai đoạn ngắn (3/2006-5/2006) giữ chức Phó tổng Thanh tra Chính phủ .

Từ năm 2007, ông Phúc chuyển sang giữ cương vị Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Tổ trưởng Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng.

Từ 2011 đến 2016, ông lần lượt được bầu vào Bộ Chính trị khóa XI và khóa XII, giữ chức Phó thủ tướng; Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Bắc; Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm của Chính phủ; Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại; Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia; Phó trưởng ban chỉ đạo Trung ương phòng chống tham nhũng; Phó trưởng ban chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương…

Tháng 4/2016, các đại biểu Quốc hội tín nhiệm bầu ông Nguyễn Xuân Phúc giữ cương vị Thủ tướng nhiệm kỳ 2011-2016, kế nhiệm ông Nguyễn Tấn Dũng điều hành Chính phủ.

3 tháng sau, Quốc hội khóa XIV tiếp tục quy trình kiện toàn nhân sự, bầu ông Phúc làm Thủ tướng nhiệm kỳ 2016-2021.

Tại Đại hội Đảng XIII diễn ra hồi tháng 1/2021, ông Phúc tiếp tục tham gia Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII và được bầu vào Bộ Chính trị.

Nhiệm kỳ của Thủ tướng hành động Nguyễn Xuân Phúc

Nhiệm kỳ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc để lại nhiều dấu ấn về kinh tế, xã hội, đặc biệt là tinh thần Chính phủ hành động. Ông cũng có sự gần gũi, bình dân và khơi dậy khát vọng.

Ông Nguyễn Xuân Phúc được miễn nhiệm chức Thủ tướng

Quốc hội sáng 2/4 thông qua Nghị quyết miễn nhiệm chức Thủ tướng đối với Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Xuân Phúc.

Hoài Thu

Bạn có thể quan tâm