Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Giới nhà giàu tiếp tục rời Trung Quốc

Hàng chục nghìn người giàu Trung Quốc đang muốn chuyển khỏi đất nước và mang hàng tỷ USD ra nước ngoài. Sau những đợt phong tỏa kéo dài, nhiều người quyết tâm rời đi.

Gioi nha giau roi Trung Quoc anh 1

Theo Bloomberg, giống như hàng nghìn người giàu ở Trung Quốc, ông Harry Hu - chủ một nhà hàng tại Thượng Hải - đang ấp ủ một kế hoạch mà ông chưa từng nghĩ tới trước đây. Đó là đem tiền rời khỏi đất nước.

Ngày càng nhiều người giàu Trung Quốc muốn rời khỏi đất nước sau khi Bắc Kinh quyết liệt theo đuổi chiến dịch Zero-Covid, tức đưa số ca nhiễm mới về 0. Theo ước tính của công ty tư vấn Henley & Partners, khoảng 10.000 cư dân đang tìm cách chuyển tổng cộng 48 tỷ USD khỏi Trung Quốc trong năm nay.

Theo các luật sư, những tháng qua, việc rời khỏi Trung Quốc trở nên khó khăn hơn bởi thời gian xử lý hộ chiếu kéo dài. Các yêu cầu về thủ tục cũng ngày càng gắt gao.

Số lượng người giàu đến và đi khỏi các nước trên thế giới trong năm 2022
Nguồn: Henley Global Citizens Report, New World Wealth
NhãnNgaTrung QuốcẤn ĐộHong KongUkraineThụy SĩIsraelSingaporeAustraliaUAE

người -15000-10000-8000-3000-280022002500280035004000

"Đã đến lúc phải đi"

Mối quan hệ giữa Bắc Kinh và giới nhà giàu Trung Quốc đang ngày càng căng thẳng, nhất là sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đẩy mạnh chiến dịch "thịnh vượng chung", yêu cầu doanh nghiệp lớn và những cá nhân giàu có đóng góp trở lại cho xã hội.

Bất chấp những trở ngại, ông Hu vẫn quyết định chuyển tới Canada. "Các vị có thể tưởng tượng được không? Tôi đã suýt chết đói khi những thành phố lớn nhất Trung Quốc bị phong tỏa", người đàn ông 46 tuổi chia sẻ.

Ông đã bán phần lớn cổ phần tại 2 nhà hàng cao cấp ở Thượng Hải với giá 20 triệu nhân dân tệ (3 triệu USD). Vị doanh nhân cũng thuê một luật sư và công ty quản lý tài sản cho kế hoạch rời Trung Quốc.

Tôi rất buồn, nhưng đã đến lúc phải đi

Ông Harry Hu - chủ một nhà hàng tại Thượng Hải

"Tôi rất buồn, nhưng đã đến lúc phải đi", ông chia sẻ.

Các chuyên gia và luật sư tư vấn về di cư cho biết vào mùa xuân, khi Thượng Hải bị phong tỏa, lượng khách hàng tìm đến họ đã tăng gấp 3-5 lần so với một năm trước đó.

Còn theo các nhân viên ngân hàng, những câu hỏi về việc chuyển tiền khỏi Trung Quốc đã tăng theo cấp số nhân.

"Trong giai đoạn phong tỏa, nhiều người cảm thấy không còn lựa chọn nào khác", một chuyên gia tư vấn có tên Sumi ở Thượng Hải tiết lộ. "Họ đã do dự từ lâu, nhưng lần này, họ quyết định chuyển đi", người này nói thêm.

Truyền thông địa phương đưa tin tỷ phú Huang Yimeng - Chủ tịch công ty trò chơi XD Inc. - mới thông báo với các nhân viên rằng ông và gia đình sẽ rời khỏi Trung Quốc. Lý do được đưa ra là "công việc gia đình".

Người Trung Quốc thường chuyển đến Mỹ, Singapore, Canada, Australia và một số nước châu Âu. Theo một ngân hàng tư nhân, các quốc gia có yêu cầu đầu tư thấp như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Ireland có thể trở nên hấp dẫn.

Tại Singapore, tính đến cuối năm 2021, số lượng văn phòng gia đình - chuyên quản lý tài sản cho giới nhà giàu - đã tăng gần gấp đôi so với một năm trước đó. Trong đó, nhu cầu của các doanh nhân Trung Quốc tăng mạnh.

Tuy nhiên, với người Trung Quốc, việc chuyển sang nước ngoài ngày càng khó hơn. Kể từ cuối năm 2020, chính quyền Bắc Kinh đã không khuyến khích các chuyến đi không thiết yếu nhằm chống dịch.

Vào tháng 5, Cục Quản lý Xuất nhập cảnh Quốc gia Trung Quốc tuyên bố sẽ hạn chế nghiêm ngặt đối với các chuyến đi nước ngoài không cần thiết và thắt chặt xét duyệt giấy tờ xuất nhập cảnh.

Theo một nhân viên ngân hàng tư nhân giấu tên, gần đây, một khách hàng ở Thượng Hải đã cố xin thị thực Singapore cho con để đi du học. Nhưng người này bị cơ quan quản lý địa phương từ chối.

Gặp nhiều trở ngại

Người Trung Quốc cũng phải tìm nhiều cách để đưa tiền ra khỏi đất nước. Công dân chỉ được phép chuyển số tiền tương đương 50.000 USD mỗi năm.

Trước đây, giới nhà giàu có thể lách hạn chế này. Nhưng những lựa chọn thay thế đang ngày càng cạn kiệt.

Chỉ một năm trước, người Trung Quốc có thể dùng tiền mã hóa để chuyển tiền ra nước ngoài, hoặc thông qua thỏa thuận ngầm với các cá nhân, doanh nghiệp muốn gửi nhân dân tệ vào Trung Quốc.

Tuy nhiên, cuộc trấn áp của Trung Quốc đối với ngành công nghiệp tiền mã hóa khiến người Trung Quốc không thể giao dịch hay khai thác tiền mã hóa. Trong khi đó, ngày càng ít người muốn chuyển tiền vào Trung Quốc, khiến những thỏa thuận trao đổi tiền trở nên khan hiếm.

Nhiều người lo ngại Thượng Hải có thể bị phong tỏa một lần nữa. Trung Quốc vẫn kiên quyết theo đuổi chiến lược chống dịch gắt gao, trong khi số ca nhiễm mới vẫn gia tăng.

Trong khi đó, giới chức Trung Quốc đang đối mặt với những thách thức ngày càng lớn để duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định. Các hoạt động kinh tế suy giảm mạnh vì chiến lược Zero-Covid. Cùng với đó là cuộc trấn áp đối với lĩnh vực tư nhân, khủng hoảng trong lĩnh vực bất động sản và những rắc rối của ngành ngân hàng.

Quý II vừa qua, kinh tế Trung Quốc ghi nhận mức tăng trưởng thấp nhất trong vòng 2 năm. Theo dữ liệu được Cục Thống kê Quốc gia (NBS) công bố hôm 15/7, GDP của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới chỉ tăng 0,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

So với quý trước, nền kinh tế Trung Quốc lao dốc 2,6%. Đây là kết quả tồi tệ nhất kể từ đầu năm 2020, khi Trung Quốc chật vật đối phó với làn sóng Covid-19.

Đối với ông Hu, ngay cả khi Trung Quốc nới lỏng các lệnh phong tỏa, ông vẫn không thay đổi quyết định.

"Tôi từng nghĩ đến việc rời Trung Quốc nhiều lần trước đây nhưng đều từ bỏ. Nhưng bây giờ, tôi đã quyết tâm rời đi", vị doanh nhân chia sẻ.

Tuy nhiên, dù đã gửi đơn xin gia hạn hộ chiếu và thị thực cách đây hơn một tháng, ông vẫn chưa nhận được phản hồi.

2 vụ bê bối khiến các ngân hàng Trung Quốc chao đảo

Bắc Kinh đang chật vật đối phó với 2 bê bối khiến ngành ngân hàng lao đao. Đó là làn sóng dừng trả nợ của người mua nhà và vụ lừa đảo tài chính khiến nhiều người có thể mất trắng.

Kinh tế ảm đạm, người Trung Quốc không dám chi tiêu hay đầu tư

Làn sóng Covid-19 và các cuộc kiểm soát của Bắc Kinh khiến triển vọng kinh tế, việc làm tại Trung Quốc xấu đi. Do đó, thay vì chi tiêu hay đầu tư, người Trung Quốc tăng tiết kiệm.

Dong USD cao nhat 13 thang hinh anh

Đồng USD cao nhất 13 tháng

0

Chỉ số USD-Index vừa chạm mức cao nhất kể từ tháng 10 năm ngoái. Trong nước, giá giao dịch đồng bạc xanh tại các ngân hàng thương mại cũng tăng kịch trần cho phép.

Thảo Phương

Bạn có thể quan tâm