Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Kinh tế ảm đạm, người Trung Quốc không dám chi tiêu hay đầu tư

Làn sóng Covid-19 và các cuộc kiểm soát của Bắc Kinh khiến triển vọng kinh tế, việc làm tại Trung Quốc xấu đi. Do đó, thay vì chi tiêu hay đầu tư, người Trung Quốc tăng tiết kiệm.

CNBC đưa tin theo cuộc khảo sát trong quý II của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC), xu hướng tiết kiệm của người tiêu dùng nước này đang ở mức cao nhất trong 20 năm.

Thay vì chi tiêu hay đầu tư, 58,3% người được phỏng vấn cho biết họ muốn tiết kiệm hơn. Trong quý I/2022, tỷ lệ này là 54,7%, mức cao nhất kể từ năm 2002.

Người Trung Quốc không dám chi tiêu hay đầu tư khi Bắc Kinh đưa ra hàng loạt biện pháp gắt gao nhằm kiểm soát làn sóng Covid-19 mới. Thượng Hải đã bị phong tỏa vào tháng 4 và tháng 5. Tháng trước, Bắc Kinh đưa ra lệnh cấm ăn uống tại nhà hàng và các hạn chế khác.

That nghiep anh 1

Các đợt phong tỏa và giãn cách xã hội tại những thành phố lớn ảnh hưởng nghiêm trọng tới các hoạt động kinh tế tại Trung Quốc. Ảnh: Reuters.

Thị trường chứng khoán đi xuống

Đến nay, cả 2 thành phố đều đã nới lỏng các biện pháp kiểm soát. Tuần này, chính quyền Trung Quốc cắt giảm thời gian cách ly đối với du khách nước ngoài và những cư dân từng tiếp xúc với ca nhiễm Covid-19. Tuy nhiên, giới chức Bắc Kinh vẫn sẵn sàng tái áp dụng lệnh phong tỏa nếu xuất hiện ổ dịch mới.

Cuộc khảo sát của PBoC được thực hiện với 20.000 người có tiền gửi ngân hàng tại 50 thành phố lớn, vừa và nhỏ trên cả nước.

Người tiêu dùng Trung Quốc có kế hoạch tăng chi tiêu trong 3 tháng tới, chủ yếu cho giáo dục và chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, tỷ lệ người Trung Quốc muốn đầu tư đã lao dốc 3,7 điểm phần trăm xuống 17,9% trong quý II. Trong đó, chứng khoán là tài sản kém hấp dẫn nhất.

Thị trường chứng khoán của Trung Quốc đã lao dốc bởi cuộc trấn áp đối với hàng loạt ngành, từ công nghệ đến giáo dục. Giới quan sát cho rằng việc siết chặt quy định nằm trong nỗ lực thúc đẩy "thịnh vượng chung" của Chủ tịch Tập Cận Bình, nhằm giải quyết tình trạng chênh lệch giàu nghèo.

That nghiep anh 2

Đòn giáng quy định của Bắc Kinh vào các công ty công nghệ lớn khiến thị trường chứng khoán Trung Quốc chao đảo. Ảnh: Reuters.

Cuộc trấn áp khiến giá trị vốn hóa thị trường của các công ty công nghệ có lúc bay hơi 1.000 tỷ USD.

Ông Li Ming - chủ một xưởng giày ở Thái Châu - cho biết ngân hàng giờ là nơi an toàn nhất. Ông tính bán hết khoản đầu tư hiện tại để dồn tiền vào ngân hàng.

Đó là tâm lý chung của nhiều người Trung Quốc vào thời điểm này. Vào cuối tháng 4, tiền gửi tiết kiệm tại các ngân hàng Trung Quốc đã lên tới 109.200 tỷ NDT (tương đương 16.300 tỷ USD).

Con số này đã tăng 7% trong 4 tháng đầu năm, cao hơn mức 5,5% vào cùng kỳ năm ngoái.

Triển vọng việc làm ảm đạm

Một lý do khác khiến người Trung Quốc muốn tiết kiệm nhiều hơn là lo ngại về thu nhập trong tương lai.

Theo khảo sát của PBoC, chỉ số đo lường triển vọng việc làm đã giảm xuống còn 44,5%, mức thấp nhất kể từ quý I/2009.

Vào tháng 5, tỷ lệ thất nghiệp của 31 thành phố lớn nhất Trung Quốc đã vượt mức cao nhất trong các đợt bùng dịch kể từ đầu năm đến nay.

Giới quan sát lo ngại rằng tình trạng này sẽ ngày càng trở nên tồi tệ, thậm chí vượt mức đỉnh hồi năm 2020, khi đại dịch Covid-19 bùng phát lần đầu tại Trung Quốc.

Tỷ lệ thất nghiệp tại Trung Quốc sẽ còn tăng cao, thậm chí có thể lên đến 6,5% trong những tháng tới

Bà Jacqueline Rong - Phó trưởng kinh tế Trung Quốc tại BNP Paribas SA

Làn sóng Covid-19 mới và chiến lược Zero-Covid (đưa số ca nhiễm mới về 0) của Bắc Kinh đã làm tê liệt những thành phố lớn, các công ty bị gián đoạn hoạt động, buộc phải cắt giảm nhân sự hoặc giảm lương.

Bà Jacqueline Rong - Phó trưởng kinh tế Trung Quốc tại BNP Paribas SA - tin rằng tỷ lệ thất nghiệp tại Trung Quốc sẽ còn tăng cao. Bà dự đoán con số này có thể lên tới 6,5% trong những tháng tới.

Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên có thể tăng vọt lên gần 20% vào mùa hè, khi số lượng sinh viên tốt nghiệp kỷ lục tham gia thị trường lao động.

Khác với hồi năm 2020, đà giảm tốc của nền kinh tế do dịch bệnh diễn ra đúng vào thời điểm thị trường lao động bị thu hẹp. Hàng triệu việc làm đã bị mất đi do thị trường bất động sản lao dốc, cuộc trấn áp của chính quyền Bắc Kinh đối với các công ty công nghệ và giáo dục trực tuyến.

Ngay cả những tập đoàn công nghệ hàng đầu cũng đang cắt giảm nhân sự. Năm nay, JD.com Inc. - công ty thương mại điện tử lớn thứ 2 Trung Quốc - đã sa thải 10-15% lực lượng lao động trong đơn vị mua hàng theo nhóm Jingxi.

Hồi tháng 2, hãng tin Bloomberg đưa tin gã khổng lồ gọi xe Didi Global Inc. đã lên kế hoạch cắt giảm 20% nhân sự.

Đầu tháng này, Bắc Kinh cũng kêu gọi các doanh nghiệp quốc doanh tăng cường tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp đại học trong năm nay.

PBoC cũng tuyên bố sẽ khuyến khích các ngân hàng gia hạn thời gian trả nợ cho các doanh nghiệp nhỏ, tài xế xe tải, những khoản vay tiêu dùng và thế chấp.

Đà suy yếu của thị trường nhà đất kéo tụt kinh tế Trung Quốc

Thị trường nhà ở của Trung Quốc trải qua đợt suy yếu chưa từng có sau khi Bắc Kinh siết tín dụng với lĩnh vực này. Điều đó có thể kéo tụt tăng trưởng kinh tế của đất nước tỷ dân.

Kinh tế Trung Quốc trả giá vì siết tín dụng bất động sản

Sau một năm siết tín dụng, Trung Quốc muốn vực dậy thị trường nhà đất khi tình hình kinh tế xấu đi. Tuy nhiên, đà phục hồi đang gặp nhiều lực cản.

Ky vong tin dung cuoi nam hinh anh

Kỳ vọng tín dụng cuối năm

0

Dù tăng trưởng tín dụng quý I thấp hơn nhiều so với kỳ vọng, các chuyên gia cho rằng tín dụng sẽ tích cực hơn vào nửa cuối năm để đóng góp vào đà tăng trưởng chung của nền kinh tế.

Thảo Phương

Bạn có thể quan tâm