Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Giới đầu tư chấp nhập lãi suất âm để gửi tiền tại Hy Lạp

Hy Lạp là nước mới nhất gia nhập nhóm bán nợ chính phủ với lãi suất âm ở châu Âu. Đây được xem như một phương pháp nhằm kích thích tăng trưởng nền kinh tế.

Bốn năm trước, Hy Lạp trên bờ vực bị đẩy ra khỏi khu vực đồng euro bởi nước này đã vỡ nợ. Để tránh thực trạng đó, Hy Lạp đã phải miễn cưỡng chấp nhận các điều khoản của một gói cứu trợ để lấp lại lỗ hổng tài chính quốc gia.

Hiện tại, nhiều nhà đầu tư trên thế giới đang chấp nhận lãi suất âm, trả tiền cho đất nước này để được hưởng một số đặc quyền.

Hy Lạp, quốc gia mắc nợ lớn nhất châu Âu, là thành viên mới nhất gia nhập nhóm bán nợ chính phủ với lãi suất âm. Nghĩa là nếu các nhà đầu tư nắm giữ các trái phiếu này cho đến khi chúng đáo hạn sau 3 tháng, họ sẽ nhận lại ít hơn số tiền mà họ đã bỏ ra.

Kinh te chau Au anh 1
Hy Lạp vừa gia nhập các nước ở châu Âu bán nợ chính phủ với lãi suất âm. Ảnh: Getty. 

Trên thực tế, đây là một hình thức mà giới đầu tư “thuê” Chính phủ Hy Lạp giữ tiền giúp họ.

Nước này đã bán 537 triệu USD trái phiếu với lãi suất -0,02% vào hôm 9/10. Ngày 7/10, Hy Lạp rao bán trái phiếu kỳ hạn 10 năm với lãi suất 1,5%. Năm 2012, lãi suất từng đạt gần 24%.

Đây được xem như một bước ngoặt đầy kịch tính của một quốc gia vốn nhận gói cứu trợ lớn nhất trong lịch sử thế giới.

Theo tổ chức liên chính phủ Cơ chế Bình ổn châu Âu (ESM), Hy Lạp đã nhận tổng cộng 225 tỷ USD từ các chính phủ châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trong 8 năm qua.

Như một điều kiện từ các khoản vay, Chính phủ Hy Lạp đã cắt giảm chi tiêu, tinh giản 25% số công chức và giảm 30% quỹ lương của khu vực công. Chỉ số giá tiêu dùng đã giảm mạnh trong khi tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt. Nền kinh tế quốc gia này đã mất đi khoảng 25% giá trị.

Dường như các cải cách đã đem lại hiệu quả nhất định, tăng trưởng kinh tế được kích thích.

Hy Lạp cùng Đức, Tây Ban Nha, Italy và các nền kinh tế nhỏ hơn như Cộng hòa Séc cũng bán nợ chính phủ với lãi suất âm.

Một số chuyên gia phân tích cho rằng lãi suất âm ở Hy Lạp không thu hút nhiều các nhà đầu tư nước ngoài. Thay vào đó, các ngân hàng địa phương đã mua lại loại trái phiếu này để sử dụng làm tài sản thế chấp. Thực tế này phản ánh một xu hướng cũng thường được nhận thấy ở các nền kinh tế phát triển khác sau khủng hoảng tài chính.

Một số ngân hàng trung ương lớn nhất thế giới đã đẩy lãi suất về mức âm để thúc đẩy tăng trưởng. Tháng 9, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) hạ lãi suất xuống âm 0,5%.

Tuy nhiên, cũng có những lo ngại về ảnh hưởng của lãi suất âm. Một số chuyên gia cho rằng hành động này sẽ gây hại cho những người tiết kiệm, thổi phồng bong bóng tài sản và chỉ đem lại lợi ích cho người giàu có.

Kinh te chau Au anh 2
Một số chuyên gia phân tích lo ngại về những ảnh hưởng tiêu cực từ lãi suất âm. Ảnh: Getty.

Nhiều nhà kinh tế học nhận định việc tăng chi tiêu chính phủ sẽ là phương án hiệu quả hơn để kích thích tăng trưởng.

Athanasios Vamvakidis, một giám đốc từ ngân hàng đầu tư toàn cầu BofA Securities, lại đánh giá lãi suất âm của trái phiếu chính phủ Hy Lạp có thể khiến các nhà đầu tư an tâm. Vamvakidis chỉ ra sự tương đồng của nó với lãi suất trái phiếu ở Đức.

Quy mô nền kinh tế Hy Lạp dự kiến tăng 2,1% trong năm 2019, ngay cả khi các nền kinh tế khác ở châu Âu rơi vào suy thoái. Quốc gia này đã ghi nhận hoạt động sản xuất tích cực trong tháng 9, trong khi toàn bộ châu Âu thì ngược lại.

Bộ Tài chính nói gì về việc Moody’s xem xét hạ bậc tín nhiệm Việt Nam?

Bộ Tài chính khẳng định Moody’s đưa Việt Nam vào diện xem xét hạ bậc tín nhiệm chỉ dựa trên một sự việc chậm thanh toán nghĩa vụ nợ Chính phủ là không phù hợp.



Minh Đức

Theo CNN

Bạn có thể quan tâm