Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Giáng sinh không có cây thông

Nhìn ánh mắt lấp lánh của cô bạn nhỏ, cả nhà tôi ai cũng thấy vui. Giống như hàng vạn lễ hội khác trên đời, Giáng sinh là dịp để người ta trao đi những thương yêu chân thành.

Ngày xưa, khi tôi còn bé xíu, tôi thường được nghe bà kể về cô Hà, em gái giáp bố tôi. Khi ấy, do cảnh nhà khó khăn, cô từ bỏ giấc mơ về giảng đường đại học để sang Liên Xô xuất khẩu lao động, đỡ đần bố mẹ nuôi mấy đứa em ở nhà. Cô đi từ lâu lắm, từ ngày bố mẹ tôi còn chưa cưới. Đến lúc tôi vào lớp 1 vẫn chưa được gặp cô lần nào.

Tôi chỉ biết mặt cô trong những tấm ảnh được gửi về từ nơi xa. Vậy mà ngày mẹ tôi mới sinh, cô hăm hở đi mua đồ, gửi về tặng cháu. Cô tặng tôi một bộ áo liền quần màu đỏ rất bắt mắt. Trong làng, làm gì có đứa trẻ con nào có đồ đẹp như thế để diện. Mẹ tôi thích quá, nên vội vàng bế con ra hiệu ảnh ngoài thị  trấn chụp mấy bức ảnh gửi sang bên đó cho cô.

         

Năm nào cô cũng gửi thứ này, thứ kia về cho cả nhà. Khi thì quần áo ấm, lúc lại là những món đồ gia dụng như: bàn là, nồi áp suất. Mấy đứa cháu vẫn háo hức nhất nếu cô gửi bánh kẹo và chocolate về. Nhưng có một món quà mà ai cũng dửng dưng, đó là cây thông Noel.     

Nhà tôi không theo Đạo, nên chẳng ai quan tâm đến Noel hay Giáng sinh. Thời đó, mấy ngày lễ của phương Tây chưa được phổ biến rộng rãi ở vùng quê như bây giờ. Xem tivi, thấy người ta trang trí cây thông, ban đầu mấy cô cháu cũng thấy tò mò, nên mang “thứ đồ chơi” đó ra trang trí trong niềm háo hức. Tôi và cô út hì hục cả buổi, cuối cùng cây thông Noel cũng “nên vóc nên hình”.

Giang sinh khong co cay thong anh 1

Cây thông Noel giống như một biểu tượng ấm áp về hạnh phúc. 

         

Ban đầu, cả nhà ai cũng thấy thích, vì nó là thứ đồ lạ mắt. Nhưng được vài ngày, sự hào hứng ấy không còn nữa. Đến gần Tết, cây thông phải nhường chỗ cho cành đào, cây quất thân quen. Cứ thế, nó nằm phủ bụi ở trong góc đến tận ngoài rằm tháng giêng, khi cả căn nhà đã trở lại nét yên ả của tháng ngày thường nhật.    

Mỗi lần nhìn thấy tôi và cô út lúi húi cất cây thông vào hộp, bà lại chép miệng ngán ngẩm. Mấy năm sau, cô út đi lấy chồng, chẳng ai còn nhớ tới việc mang cây thông ra trang trí nữa.        

Lên cấp 2, tôi đi học mãi trên thị trấn, cách nhà 4-5 cây số. Trong lớp, cũng có độ hơn chục đứa phải đi học xa giống như tôi. Chiều chiều, cả bọn lại í ới gọi nhau về. Trong đó, tôi thân với cái Thương nhất. Nhà nó ở một xóm đạo gần biển. Những ngày gần thi học sinh giỏi, chúng tôi thường mang theo cơm trưa và ăn luôn ở trường. Lần nào trước khi cầm đũa, Thương cũng cầu nguyện.

Giang sinh khong co cay thong anh 2

Chẳng cần tới ông già Noel, cô bạn của tôi cũng đạt được ước nguyện bằng trái tim nhân hậu. 

         

Cô bạn gửi những lời cảm ơn tới Chúa. Cảm ơn vì Người đã che chở để cô gái bé nhỏ ấy ngồi đây, ăn bữa cơm trong an lành. Chiều chiều đi học về, cô bạn lại kể cho tôi nghe về  xóm đạo thân thương của mình. Ở đó, những đứa con đi xa về đều nhớ ghé nhà thờ, thăm “Cha” Phúc. Đứng  trước tượng Chúa, trái tim chật hẹp của con người dường như thanh thản hơn. Họ thầm xám hối cho những lầm lỗi đã qua.          

Năm ấy, gần thi học kỳ, tôi lăn ra ốm nặng, sốt li bì mấy ngày. Cả nhà ai cũng bận, mình tôi nằm trong buồng, rên ư ử như con chó nhỏ lạc mẹ. Còn hơn tháng nữa là Tết, ông bà nội định quét vôi ve, dọn dẹp lại nhà cửa, Ngổn ngang bao nhiêu việc, vậy mà tôi chẳng giúp được gì. Chiều hôm ấy, đang ngồi mở sách ra đọc với cái đầu còn âm ấm thì Thương đến chơi, mang theo bài vở trên lớp cho tôi xem.     

Thấy bà và mẹ tôi đang lúi húi dọn nhà, cô bạn hăm hở đến giúp một tay, làm tôi thấy ngại quá chừng. Cuối buổi chiều, trước khi ra về, Thương thỏ thẻ nhờ tôi xin bà cây thông mà cô Hà gửi từ Liên Xô về. Từ lâu, vật trang trí cũ kĩ ấy đã không còn hiện diện trong tâm trí tôi. Tôi giật mình khi nhớ đến nó, như một món đồ xa lạ.     

Cô bạn kể: Từ nhỏ, mỗi dịp Giáng sinh đều ước trong nhà có cây thông Noel để mấy chị em cùng nhau trang trí. Với xóm đạo nghèo khó, quanh năm trông vào chút hoa màu nhiễm mặn thì đó quả thực là ước mơ xa xỉ. Bởi cây thông Noel phải đổi bằng vài tạ thóc…

Giang sinh khong co cay thong anh 3

Cây thông cũ lại được tỏa sáng vào đêm Giáng sinh. 

Hai đứa đang nói chuyện, thì bà tôi bước vào. Bà bảo Thương lát nữa cứ mang cây thông về, không phải nghĩ ngợi gì cả. Chiều tối, ánh hoàng hôn le lói màu mỡ gà phía cuối chân trời, cô bạn nhỏ của tôi mang cây thông mới về nhà với vẻ mặt rạng ngời, háo hức. Khi đạp xe về, chắc chắn Thương sẽ hát vang bài ca Giáng sinh quen thuộc.

'Đừng bao giờ quên tớ'

Tôi không quên Naoko cũng không quên tuổi trẻ của tôi. Chúng tôi sống ở đời này, có khao khát nào hơn, mong được một người nhớ về.

Vài đồng bạc lẻ và mái tóc cháy khét đẫm mùi khói

Chúng tôi chẳng kiếm được bao nhiêu tiền. Chỗ bạc lẻ ấy chỉ đủ mua cây bút, hay dăm thức quà ở chợ quê. Vậy mà cả bọn vẫn háo hức lạ kì.

 Câu chuyện của những que diêm nhỏ

Ngày bé, tôi rất thích ngắm những que diêm được xếp ngay ngắn trong chiếc hộp vuông vuông, bé tí teo. Đầu diêm màu hồng xinh xẻo tỏa mùi hăng hắc mãi vấn vít trong trí nhớ.

         

Giáng sinh năm ấy, Thương rủ tôi về xóm đạo chơi. Từ xa, hai đứa đã nghe thấy tiếng chuông nhà thờ ngân dài trong gió. Ngôi nhà nhỏ của cô bạn ấm cúng lạ thường, Chỉ có thêm một dây đèn nhấp nháy mà sao tôi thấy cây thông cũ ấy đep đẽ quá chừng. Có lẽ, do nó đã tìm được vị trí xứng đáng cho mình.

Thụy Oanh

Bạn có thể quan tâm