Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Giải mã tuyết dưa hấu bất ngờ xuất hiện ở Nam Cực

Các nhà khoa học Ukraine ở Nam Cực đã bị sốc khi thức dậy và phát hiện tuyết xung quanh trạm nghiên cứu Vernadsky toàn màu đỏ máu hôm 24/2. Họ đã nhanh chóng biết được nguyên do.

Tảo Chlamydomonas nivalis màu đỏ, hay còn gọi là tảo tuyết dưa hấu với kích cỡ siêu nhỏ là nguyên nhân của hiện tượng này. Tảo phát triển mạnh trong tuyết khi thời tiết phù hợp, Bộ Giáo dục và Khoa học Ukraine giải thích trên Facebook sau khi phát hiện nó dưới kính hiển vi.

Theo các nhà khoa học, sự nở rộ như vậy của tảo một phần là do biến đổi khí hậu. Nam Cực hiện giờ đang vào mùa hè.

Tuyết màu đỏ máu, hay tuyết dưa hấu phản xạ ánh sáng Mặt Trời kém hơn khi nó màu trắng, nên bị tan nhanh hơn.

Tảo Chlamydomonas nivalis chỉ “ngủ đông” khi nhiệt độ xuống thấp, theo Euronews.

tuyet Nam Cuc mau do dua hau anh 1
Tuyết Nam Cực hóa đỏ do tảo Chlamydomonas nivalis màu đỏ sinh sôi. Ảnh: Facebook.

Hiện tượng tuyết dưa hấu cũng thường xuyên xảy ra ở Bắc Cực, dãy núi Alps và các khu vực miền núi khác.

Đầu tháng này, nhiệt độ ở Nam Cực đã đạt mức cao kỷ lục mới, với 18,3 độ C tại trạm nghiên cứu Esperanza.

Theo Tổ chức Khí tượng Thế giới của Liên Hợp Quốc, Bán đảo Nam Cực, mũi phía tây bắc gần Nam Mỹ, là một trong những vùng “nóng lên nhanh nhất” của Trái Đất. Nhiệt độ ở đây trung bình tăng 3 độ C trong 50 năm qua.

Bức ảnh sốc trên đảo Đại bàng ở Nam cực

Một đợt nắng nóng kỷ lục diễn ra ở châu Nam cực đã khiến lượng tuyết bao phủ một hòn đảo giảm đi 20% chỉ trong vòng 9 ngày, cho thấy sự nghiêm trọng của tốc độ biến đổi khí hậu.

Mỹ phản đối đưa biến đổi khí hậu vào tuyên bố của G20

Đại diện Mỹ đã phản đối việc xem biến đổi khí hậu là rủi ro với nền kinh tế thế giới trong tuyên bố chung của các lãnh đạo kinh tế tại hội nghị G20.

Hạnh Vũ

Bạn có thể quan tâm