Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Giá vàng miếng SJC trở lại mốc 75 triệu đồng/lượng

Khép lại phiên giao dịch đầu tuần, giá vàng miếng SJC đã lấy lại được mốc 75 triệu đồng/lượng, tăng 1,5 triệu đồng so với buổi sáng, nhưng vẫn còn cách đỉnh hơn 5 triệu đồng/lượng.

Thị trường vàng trong nước đã ghi nhận phiên biến động mạnh của mặt hàng vàng miếng hôm nay (2/1). Cụ thể, tại Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC), giá vàng miếng đã có cú tăng vọt từ vùng 70,5 - 73,5 triệu đồng/lượng (mua - bán) ghi nhận vào phiên sáng lên mức 74 - 77 triệu đồng/lượng vào đầu giờ chiều, tương ứng mức tăng 3,5 triệu đồng mỗi lượng.

Tuy nhiên, đà tăng mạnh này lại không giữ được lâu khi kết phiên giao dịch 2/1, giá vàng miếng tại SJC đã giảm xuống mức 72 - 75 triệu đồng/lượng, tương ứng mức giảm 2 triệu đồng/lượng so với đầu giờ chiều. Tuy nhiên, so với giá mở cửa buổi sáng, vàng miếng SJC trong nước hôm nay vẫn ghi nhận mức tăng 1,5 triệu đồng.

Chênh lệch giữa giá mua và giá bán vẫn được SJC giữ nguyên ở mức 3 triệu đồng/lượng. Dẫn tới việc dù giá tăng cả triệu đồng nhưng người mua vẫn đang thua lỗ.

Tương tự, mặt hàng vàng nhẫn 99,99 loại 1-5 chỉ cũng được SJC điều chỉnh tăng 250.000 đồng chiều mua và 200.000 đồng chiều bán trong phiên chiều nay, kết phiên 2/1 ở mức 62,1 - 63,15 triệu đồng/lượng.

Xét trên toàn thị trường, mức 75 triệu đồng/lượng cũng là giá bán ra phổ biến các doanh nghiệp trong nước áp dụng với mặt hàng vàng miếng SJC.

Cụ thể, Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) kết phiên hôm nay niêm yết giá mặt hàng này ở mức 72,5 - 75,5 triệu đồng/lượng; Tập đoàn Phú Quý đưa ra mức 71 - 75 triệu/lượng; Bảo Tín Minh Châu giao dịch ở 71,1 - 74,95 triệu/lượng; DOJI và Mi Hồng cùng đưa ra mức 72 - 75 triệu/lượng.

So với buổi sáng, giá giao dịch vàng miếng tại các doanh nghiệp này đều đã tăng trên 1 triệu đồng/lượng.

Xu hướng tăng giá cũng được áp dụng với cả mặt hàng vàng nhẫn, khi các doanh nghiệp này điều chỉnh tăng 150.000-400.000 đồng/lượng trong phiên chiều.

Trong đó, vàng nhẫn 24K do PNJ chế tác kết phiên ở 62,15 - 63,2 triệu/lượng; nhẫn tròn 9999 Hưng Thịnh Vượng của DOJI ở mức 62,35 - 63,35 triệu/lượng; nhẫn tròn trơn 99,9% Phú Quý có giá 62,5 - 63,7 triệu/lượng; nhẫn tròn trơn của Bảo Tín Minh Châu có giá 62,76 - 63,96 triệu/lượng.

Giá vàng trong nước phục hồi mạnh phiên đầu năm mạnh nhờ được hưởng lợi từ giá vàng thế giới. Hiện giá vàng thế giới giao ngay đã tăng thêm 10 USD lên 2.075 USD/ounce, cũng là mức giá cao nhất trong vòng 1 tháng trở lại đây.

Quy đổi ra tiền Việt, chưa bao gồm thuế phí, giá vàng thế giới tương đương 60,9 triệu đồng/lượng. Như vậy, khoảng cách giữa giá vàng thế giới và giá vàng miếng SJC trong nước là 14 triệu đồng/lượng và vàng nhẫn còn khoảng 2 triệu đồng/lượng.

Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Znews đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.

TP.HCM hút gần 3 tỷ USD vốn FDI chỉ trong một tháng

Năm 2023, TP.HCM dẫn đầu cả nước về thu hút vốn FDI khi đạt 5,85 tỷ USD. Đáng nói, số vốn FDI thành phố này thu hút được chỉ trong tháng 12 đã lên tới 2,77 tỷ USD.

Chỉ còn 7 ngân hàng niêm yết có vốn dưới 10.000 tỷ đồng

Sau khi NCB được chấp thuận phát hành cổ phiếu riêng lẻ để tăng vốn điều lệ lên 11.802 tỷ đồng, thị trường chỉ còn 7 ngân hàng niêm yết có quy mô vốn dưới 10.000 tỷ đồng.

Doanh nghiệp duy nhất khởi đầu năm 2024 với vốn hóa gần nửa triệu tỷ

Vietcombank tiếp tục có năm thứ 3 dẫn đầu thị trường về vốn hóa với quy mô 448.000 tỷ đồng. Trong khi đó, vốn hóa của một số doanh nghiệp như Vingroup, Vinhomes lại bị thu hẹp.

Hồng Nhung

Bạn có thể quan tâm