Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Giá tăng vọt, Bộ Công Thương chỉ đạo ngăn chặn buôn lợn lậu

Sản lượng thịt lợn giảm 380.000 tấn đã ảnh hưởng lớn đến thị trường thực phẩm trong nước. Bộ Công Thương dự báo từ nay đến Tết Nguyên đán, cả nước thiếu hơn 200.000 tấn thịt lợn.

Theo Vụ thị trường trong nước (Bộ Công Thương), từ tháng 6, giá thịt lợn tăng dần, nhất là từ cuối tháng 10 đến nay (tăng 25-30% so với tháng 9) và đang ở mức khá cao.

Nguyên nhân đến từ dịch tả lợn châu Phi bùng phát hồi đầu năm và đến cuối tháng 6 đã lan rộng cả nước. Số lượng lợn mắc bệnh và tiêu hủy lớn cùng với việc không thể tái đàn trong những tháng tiếp theo đã tác động lớn đến nguồn cung thịt lợn cho thị trường trong nước.

“Mất cân đối cung cầu đã đẩy giá thịt lợn tăng cục bộ ảnh hưởng đến tâm lý thị trường”, Bộ Công Thương cho biết.

Thit lon chiem ty trong 70% nhung da giam 380.000 tan anh 1
Sản lượng thịt lợn giảm đáng kể do ảnh hưởng từ dịch tả châu Phi. Ảnh: Lan Anh.

Bên cạnh đó, trong bối cảnh dịch bệnh lan rộng, nguồn cung giống cũng giảm nên việc chăn nuôi lợn đòi hỏi chi phí rất cao cho cả giống, các biện pháp phòng dịch cho chuồng trại, chi phí kiểm dịch thú y... cũng làm gia tăng chi phí sản xuất, kinh doanh thịt lợn.

Theo Tổng cục Thống kê, đàn lợn cả nước tháng 10 giảm 20% so với cùng thời điểm năm 2018 do chịu ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi, nguồn cung giảm là yếu tố chủ yếu khiến giá thịt lợn hơi trên thị trường gia tăng.

Trong khi đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết xét về tổng lượng thịt các loại trong năm 2019, ước đạt 5,14 triệu tấn, giảm 4,1%. Tuy nhiên, thịt lợn là mặt hàng thiết yếu, chiếm tỷ trọng khoảng 70% trong cơ cấu tiêu dùng thực phẩm nên khi sản lượng thịt lợn giảm 380.000 tấn đã ảnh hưởng lớn đến thị trường thực phẩm trong nước.

Dự báo nguồn cung thịt lợn các tháng cuối năm thiếu khoảng 200.000 tấn, tương đương mỗi tháng sẽ thiếu 70.000 tấn thịt hơi (tính cho 3 tháng gần Tết là tháng 11, 12, và tháng 1).

Trong cuộc họp ngày 18/11 tại Văn phòng Chính phủ, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đã chỉ đạo Bộ NN&PTNT chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương đánh giá đầy đủ, thực chất mức độ thiếu hụt nguồn cung mặt hàng thịt lợn.

“Cần có kế hoạch tái đàn, đề xuất số lượng nhập khẩu thịt lợn cụ thể từ các đối tác thương mại có quan hệ 2 chiều với nước ta để bù đắp phần thiếu hụt nguồn cung cho thị trường trong nước phục vụ nhu cầu tiêu dùng, bình ổn thị trường dịp cuối năm và Tết Nguyên đán. Minh bạch thông tin, bảo đảm hài hòa lợi ích của người chăn nuôi, doanh nghiệp và người tiêu dùng”, ông Huệ nói.

Để kiểm soát thị trường thịt lợn, Bộ Công Thương cũng đã chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường tại các địa phương triển khai công tác chống đầu cơ, tích trữ, ngăn chặn việc chuyên chở lợn bệnh, lợn lậu, ngăn chặn việc đưa lợn sang các nước láng giềng qua đường tiểu ngạch.

Vì sao thịt lợn mỗi ngày tăng lên vài giá Cục Chăn nuôi cho biết việc nhiều cơ sở giết mổ nhỏ lẻ không tiếp cận được nguồn cung của các trang trại, công ty lớn là nguyên nhân chính dẫn đến giá thịt lợn tăng mạnh.

Thiếu thịt lợn cho Tết Nguyên đán?

Dự báo đến cuối năm, nguồn cung thịt lợn giảm 200.000 tấn so với năm 2018. Để chủ động cho dịp Tết Nguyên đán, cần có thêm thịt gà, bò bù đắp cho lượng thịt lợn bị thiếu hụt.

Chạm mốc 200.000 đồng/kg, giá thịt lợn sẽ đắt hơn thịt bò?

Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai nhận định giá thịt lợn sẽ tiếp tục leo thang theo xu hướng của thị trường thế giới bởi sự thiếu hụt nguồn cung.


Văn Hưng

Bạn có thể quan tâm