Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Giá nhà tăng kỷ lục tại thị trường bất động sản đắt đỏ nhất thế giới

Nhu cầu tăng vọt, nguồn cung hạn chế và lãi suất thấp đã khiến thị trường nhà ở Hong Kong - vốn nổi tiếng đắt đỏ - tăng lên mức kỷ lục mới.

Bloomberg đưa tin theo công ty Centaline Property Agency Ltd., giá nhà bán lại tại Hong Kong đã tăng 0,65% chỉ trong vỏn vẹn tuần đầu tiên của tháng 8 (từ ngày 2/8 đến 8/8). Tính từ đầu năm nay, giá nhà ở của thành phố vọt lên 8,6%.

Nhu cầu quá lớn, nguồn cung hạn chế và chi phí vay thấp đã thúc đẩy thị trường bất động sản đắt đỏ nhất thế giới. Giá nhà tại Hong Kong vọt lên bất chấp những lo ngại về tương lai của thành phố sau các cuộc biểu tình chống chính quyền hồi năm 2019.

Thị trường nhà ở Hong Kong vốn nổi tiếng đắt đỏ. Giới chuyên gia nhận định một trong những nguyên nhân chính dẫn đến các cuộc biểu tình hồi năm 2019 tại Hong Kong là chi phí và khả năng tiếp cận nhà ở.

Gia nha Hong Kong anh 1

Thị trường nhà ở Hong Kong nổi tiếng đắt đỏ với những "nhà quan tài", nhà lồng. Ảnh: South China Morning Post.

Thanh khoản dồi dào cũng khiến giá nhà ở các trung tâm tài chính khác tăng vọt. Vào tháng 4, giá nhà tại Mỹ vọt lên mức kỷ lục trong vòng 30 năm. Giá nhà ở New Zealand - một trong những thị trường nóng nhất thế giới - đã tăng trong 31 tháng liên tiếp.

Ngoài nhu cầu mạnh mẽ từ người mua địa phương, các nhà đầu tư Trung Quốc đại lục cũng giúp thúc đẩy thị trường nhà ở Hong Kong.

Theo Midland Realty, tính theo giá trị, người mua đến từ Trung Quốc đại lục chiếm 11,2% các giao dịch mua trong 4 tháng đầu năm 2021, tăng từ 10,5% cùng kỳ năm ngoái.

Cushman & Wakefield dự báo ​​giá nhà ở thành phố sẽ tăng thêm 5% trong nửa cuối năm nay.

Công nhân nữ Trung Quốc bị vắt kiệt sức lao động với mức lương bèo bọt

Ngày càng nhiều lao động nữ Trung Quốc làm các công việc nặng nhọc vốn thường dành cho cánh đàn ông. Lương của họ thấp hơn 20%, thậm chí 50% so với nam giới.

Gánh nặng chi tiền cho con học thêm của phụ huynh Trung Quốc

Những đứa trẻ Trung Quốc bị cuốn vào lịch học thêm dày đặc. Áp lực học phí đè nặng lên các bậc phụ huynh, còn "ngành công nghiệp dạy thêm" làm giàu trên nỗi lo lắng của cha mẹ.

Thảo Phương

Bạn có thể quan tâm