Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Giá lương thực toàn cầu tăng vọt

Theo Nikkei Asian Review, biến đổi khí hậu và các lệnh hạn chế di chuyển vì dịch Covid-19 đã đẩy giá lương thực toàn cầu tăng vọt lên ngưỡng kỷ lục.

Theo Nikkei Asian Review, giá lương thực toàn cầu tăng vọt trong bối cảnh đại dịch. Nguyên nhân là người lao động không thể di chuyển sang các quốc gia khác vào mùa thu hoạch.

So với quý III/2020, số lượng việc làm trong lĩnh vực nông nghiệp lao dốc 5,4%. Đây là mức sụt giảm lớn nhất trong lịch sử. Biến đổi khí hậu cũng có tác động tiêu cực đến cây trồng, đẩy chỉ số giá lương thực quốc tế lên ngưỡng cao nhất trong vòng sáu năm.

Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp, chỉ số giá lương thực quốc tế ở mức 113,3 trong tháng 1 - mức cao nhất kể từ tháng 7/2014. Chỉ số đã tăng 11% sau một năm và trải qua tháng thứ sáu tăng (so với cùng kỳ năm ngoái) liên tiếp.

Giá ngũ cốc tăng 24% lên mức cao nhất trong vòng 6 năm 8 tháng. Đường và các sản phẩm từ sữa cũng chứng kiến mức tăng lần lượt 8% và 7%.

Gia luong thuc anh 1

Các lệnh hạn chế di chuyển vì dịch Covid-19 khiến nhiều người lao động trong lĩnh vực nông nghiệp không thể di cư sang những quốc gia khác vào mùa thu hoạch. Ảnh: Nikkei Asian Review.

Biến đổi khí hậu và dịch Covid-19

Theo Nikkei Asian Review, một trong những nguyên nhân chủ yếu là biến đổi khí hậu, bao gồm lượng mưa lớn ở Đông Nam Á và thời tiết khô hạn tại Nam Mỹ, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.

Đại dịch cũng khiến người lao động không thể di chuyển sang nước ngoài. Theo Tổ chức Lao động Quốc tế và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, số lượng lao động nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp lên đến 17 triệu người.

Để so sánh, tổng số người lao động trong nước của lĩnh vực nông nghiệp ở các nền kinh tế tiên tiến chỉ 13 triệu người.

Gia luong thuc anh 2

Số người lao động trong lĩnh vực nông nghiệp tại Nhật Bản, Mỹ và châu Âu (hàng năm, tính theo hàng nghìn). Ảnh: Nikkei Asian Review.

Tuy nhiên, đại dịch đã khiến số lượng việc làm trong lĩnh vực nông nghiệp tại Nhật Bản, Mỹ và châu Âu giảm 490.000 trong quý III/2020 so với cùng kỳ năm trước. Con số này lớn hơn so với mức giảm ở khu vực sản xuất (3,4%) và dịch vụ (4%).

Tại Pháp, khoảng 80% lao động trong lĩnh vực nông nghiệp được cho là người nhập cư. Các lệnh hạn chế di chuyển nhằm ngăn ngừa dịch bệnh dẫn đến tình trạng thiếu lao động trầm trọng.

Gia luong thuc anh 3

Lạm phát giá lương thực cao hơn tỷ lệ lạm phát chung ở các nước thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Ảnh: Nikkei Asian Review.

Theo Đại học Oxford, tính đến cuối tháng 1, 101 quốc gia vẫn ngừng nhập cảnh đối với người từ một số hoặc tất cả khu vực khác trên thế giới. Điều đó khiến nhiều nông dân gặp khó khăn trong việc thuê những lao động nước ngoài cần thiết.

Báo cáo tháng 2 của Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo sản lượng ngô trên thế giới trong vụ mùa 2020/21 đạt 1.134,05 triệu tấn. Cơ quan này đã hạ 4,4% so với con số dự báo được đưa ra hồi tháng 5 năm ngoái.

Nhu cầu leo dốc

Thêm vào đó, nhu cầu gia tăng trên toàn cầu cũng tạo áp lực khiến giá lương thực tăng cao. Theo thống kê của Trung tâm Thương mại Quốc tế, thương mại đối với nông sản đã tăng 50% trong vòng 10 năm qua lên 1.600 tỷ USD vào năm 2019.

Sự gia tăng dân số ở các nền kinh tế mới nổi đã thúc đẩy nhu cầu đối với thực phẩm. Trung Quốc cũng là một thị trường lớn trên thế giới.

Gia luong thuc anh 4

Nhập khẩu nông sản của Nhật Bản, Mỹ và châu Âu từ năm 2001 đến năm 2019. Ảnh: Nikkei Asian Review.

Ngoài ra, toàn cầu hóa cũng khiến các nền kinh tế phát triển phụ thuộc nhiều hơn vào nhập khẩu lương thực. Điều này khiến vấn đề càng thêm trầm trọng.

Trong năm 2017, giá trị nhập khẩu thực phẩm vào Nhật Bản, Mỹ và châu Âu đã tăng gần 300% so với con số hồi năm 2001.

Gia luong thuc anh 5

Tỷ lệ nhập khẩu nông sản so với sản xuất trong nước của Nhật Bản, Mỹ và châu Âu leo dốc trong gần 20 năm qua. Ảnh: Nikkei Asian Review.

Theo dữ liệu của Tổ chức Lao động Quốc tế trên 68 quốc gia, lạm phát giá lương thực ở 62 quốc gia đang cao hơn tỷ lệ lạm phát chung vào tháng 6/2020. Đây là con số cao nhất trong vòng 10 năm qua.

Theo Nikkei Asian Review, con đường phục hồi của nền kinh tế thế giới từ cuộc khủng hoảng Covid-19 đang được thúc đẩy mạnh mẽ nhờ đà tăng trong lĩnh vực ôtô và ngành công nghiệp chip.

"Tuy nhiên, giá lương thực tăng cao có thể gây tổn hại đến tiêu dùng và cản đường phục hồi kinh tế", tờ này cảnh báo.

'Đừng lơ là với giá cả leo thang'

Chuyên gia Axel A. Weber cảnh báo các cơ quan trên toàn cầu đang lơ là rủi ro lạm phát. Những chính sách nới lỏng tài khóa và tiền tệ khiến bom hẹn giờ lạm phát ngày một phình to.

CPI tháng 2 tăng cao nhất 8 năm

Chương trình hỗ trợ giảm giá điện kết thúc, cộng với giá nhiều mặt hàng, dịch vụ tăng mạnh dịp Tết Nguyên đán khiến CPI tháng 2 tăng cao so với tháng liền trước.

Thảo Cao

Bạn có thể quan tâm