Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Giá điện khi áp dụng theo cách tính mới

Với hai phương án trong biểu giá điện mà Bộ Công Thương mới đề xuất, số tiền điện phải trả của người dân sẽ tăng hoặc giảm tùy mức sử dụng.

Bộ Công Thương đề xuất 2 phương án tính giá điện mới. Ảnh: Lê Hiếu.

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến về việc thay đổi biểu giá bán lẻ điện mới. Theo đó, cơ quan này đề xuất 2 phương án biểu giá điện sinh hoạt 5 bậc và 4 bậc thay vì 6 bậc như hiện nay. Mức giá điện ở bậc thấp nhất là 1.678 đồng và cao nhất 3.356 đồng/kWh.

Phương án 1 rút ngắn còn 5 bậc theo đề xuất của EVN và tư vấn nhưng Bộ Công Thương có thay đổi về cơ cấu tỷ trọng so với giá bán lẻ điện bình quân.

Với phương án này, Bộ Công Thương muốn giữ nguyên giá điện hiện hành cho bậc đầu 0-100 kWh, 101-200 kWh và 201-300 kWh. Giá điện cho các bậc 401-700 kWh và 700 kWh trở lên được thiết kế nhằm bù trừ doanh thu cho các bậc thấp.

BậcBậc giá hiện hành Phương án 5 bậc
150 kWh đầu tiên1.678 đồng/kWh100 kWh đầu tiên1.678 đồng/kWh
251-100 kWh1.734 đồng/kWh101-200 kWh2.014 đồng/kWh
3101-200 kWh2.014 đồng/kWh201-400 kWh2.536 đồng/kWh
4201-300 kWh2.536 đồng/kWh401-700 kWh3.020 đồng/kWh
5301-400 kWh2.834 đồng/kWh701 kWh trở lên3.356 đồng/kWh
6401 kWh trở lên2.927 đồng/kWh--

Giả sử mỗi tháng gia đình tiêu thụ 469 kWh đang phải trả hơn 1,37 triệu đồng thì áp dụng theo cách tính 5 bậc mới này, gia đình đó phải trả 1,41 triệu đồng.

Những hộ gia đình tiêu thụ 101-300 kWh/tháng thì tiền điện vẫn sẽ giữ nguyên. Trong khi đó, với hộ tiêu thụ điện 51-100 kWh/tháng thì tiền điện phải trả sẽ ít hơn nếu áp dụng cách tính 5 bậc mới.

Cụ thể, với mức sử dụng điện 75 kWh/tháng, gia đình đang phải trả 130.000 đồng/tháng thì với cách tính 5 bậc chỉ phải trả hơn 125.000 đồng, giảm khoảng 5.000 đồng.

Theo Bộ Công Thương, với phương án 5 bậc thì có 91,3% số hộ dùng điện với khoảng 89,6% sản lượng so với tổng lượng điện tiêu dùng cho sinh hoạt không bị tăng giá, thậm chí còn được giảm giá.

Đặc biệt, các đối tượng dùng 400-700 kWh và 701kWh trở lên sử dụng nhiều điện sẽ chịu điều tiết của giá tăng. Cụ thể có khoảng 6,4% số hộ dùng điện cho 401-700 kWh chịu giá tăng 93 đồng/kWh; khoảng 2,3% số hộ dùng điện 701kWh trở lên phải chịu giá tăng 429 đồng/kWh.

Phương án 2, Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt theo hướng rút ngắn từ 6 bậc xuống 4 bậc.

Với phương án này, Bộ cũng muốn giữ nguyên giá điện hiện hành cho bậc đầu 0-100 kWh. Còn phần chênh lệch giảm doanh thu tiền điện được bù đắp từ hộ sử dụng điện 100-200 kWh; 301-400 kWh và trên 700kWh. Giá điện cho các bậc 101-700 kWh và từ 700 kWh trở lên được thiết kế nhằm bù trừ doanh thu cho các bậc thấp.

Bậc Bậc giá điện hành Phương án 4 bậc
150 kWh đầu tiên1.678 đồng/kWh100 kWh đầu tiên1.678 đồng/kWh
251-100 kWh1.734 đồng/kWh101-300 kWh2.163 đồng/kWh
3101-200 kWh2.014 đồng/kWh301-700 kWh2.927 đồng/kWh
4201-300 kWh2.536 đồng/kWh701 kWh trở lên3.076 đồng/kWh
5301-400 kWh2.834 đồng/kWh--
6401 kWh trở lên2.927 đồng/kWh--

Giả sử mỗi tháng gia đình tiêu thụ 350 kWh đang phải trả hơn 991.000 đồng thì áp dụng theo cách tính 4 bậc mới này, gia đình đó phải trả tới hơn 1,02 triệu đồng.

Những hộ gia đình tiêu thụ 401-700 kWh/tháng thì tiền điện vẫn sẽ giữ nguyên. Trong khi đó, với hộ tiêu thụ điện 201-300 kWh/tháng thì tiền điện phải trả sẽ ít hơn 373 đồng/kWh nếu áp dụng cách tính 4 bậc mới.

Cụ thể, với mức sử dụng điện 220 kWh/tháng, gia đình đang phải trả 557.900 đồng/tháng thì với cách tính 4 bậc chỉ phải trả hơn 475.800 đồng, giảm khoảng hơn 80.000 đồng.

Theo Bộ Công Thương, đối với phương án 4 bậc, khoảng 33,4% số hộ dùng điện ở bậc 1 được giảm giá 56 đồng/kWh. Nhưng ngay ở bậc 2 (101-300 kWh) có 100 kWh bị tăng 149 đồng/kWh, bậc 3 (301-700 kWh) cũng có 100 kWh bị tăng 93 đồng/kWh; còn 700kWh trở lên tăng 149 đồng/kWh.

"Tuy nhiên, theo đánh giá sơ bộ thì tác động tăng tiền điện đối với các hộ có mức sử dụng 119-232 kWh/tháng là không lớn với mức tiền điện tăng thêm chỉ tối đa chỉ 12.100 đồng/tháng/hộ, tương ứng mức tăng tiền điện là 3,25%", cơ quan quản lý nhìn nhận.

Ngoài ra, Bộ Công Thương cho rằng phương án 4 bậc sẽ có tác dụng thấp hơn trong việc khuyến khích khách hàng sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả so với phương án 5 bậc.

Bộ Công Thương: EVN được quyền tăng giá điện khi chi phí tăng 1-5%

Theo Bộ Công Thương, khi kết quả tính toán giá bán lẻ điện bình quân giảm ở bất kỳ mức nào thì EVN phải điều chỉnh giảm giá bán lẻ điện bình quân ở mức tương ứng.

Bộ Công Thương đề xuất tăng giá điện khi giá bán lẻ bình quân tăng 1%

Bộ Công Thương đề xuất EVN được điều chỉnh tăng giá điện khi các chi phí đầu vào biến động làm giá bán lẻ bình quân tăng từ 1% so với hiện hành.

Ky vong tin dung cuoi nam hinh anh

Kỳ vọng tín dụng cuối năm

0

Dù tăng trưởng tín dụng quý I thấp hơn nhiều so với kỳ vọng, các chuyên gia cho rằng tín dụng sẽ tích cực hơn vào nửa cuối năm để đóng góp vào đà tăng trưởng chung của nền kinh tế.

Thanh Thương

Bạn có thể quan tâm