Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Gene dân Nga đột biến vì cuộc bao vây dài nhất Thế chiến II

Các nhà khoa học phát hiện nhiều đột biến gene trong cơ thể những người Nga sống sót sau Chiến dịch Leningrad - một trong những trận chiến dai dẳng và đẫm máu nhất trong lịch sử.

Binh
Binh sĩ Hồng quân Liên Xô khiêng tử thi của đồng đội sau một trận đánh trong Chiến dịch bao vây Leningrad của phát xít Đức. Ảnh: Business Insider

Ngày 8/9/1941, vài trăm nghìn lính Đức bao vây Leningrad (St Petersburg ngày nay) và chặn mọi ngả tới thành phố. Hơn 3 triệu người dân mắc kẹt tại Leningrad và không thể nhận thực phẩm, thuốc men cũng như mọi loại hàng hóa khác từ thế giới bên ngoài. Hôm 12/9/1941, chính quyền nhận định lượng bột mỳ của thành phố chỉ đủ cho người dân ăn trong 35 ngày. Con số tương tự đối với ngũ cốc, thịt và đường lần lượt là 30, 33 và 60 ngày.

Cuối tháng 9, nguồn dự trữ dầu mỏ và than đá cạn kiệt, khiến các ống nước đóng băng và nước không thể chảy tới từng hộ dân.

Vào tháng 11, khẩu phần thực phẩm dành cho người dân chỉ còn tương đương 1/3 mức tiêu chuẩn dành cho người trưởng thành hàng ngày. Mỗi người dân chỉ nhận 125 gram bột mỳ mỗi ngày. Để bổ sung thực phẩm, họ phải giết vật nuôi như chó, mèo, đồng thời bắt chuột, quạ, rắn và các con vật khác.

Chiến dịch bao vây của phát xít Đức kéo dài trong 872 ngày và các tài liệu ước tính khoảng 1,5 triệu dân thường Nga tại Leningrad đã chết vì đói. Nhưng số người sống cũng xấp xỉ số người thiệt mạng. Thực tế đó khiến nhiều nhà khoa học dự đoán cơ thể của người sống sót đã biến đổi theo một hướng nào đó để có thể thích nghi với hoàn cảnh sống khắc nghiệt trong xung đột.

Mới đây một số chuyên gia của Viện Nghiên cứu Sản khoa và Phụ khoa Ott tại Nga thu thập mẫu gene của 206 người sống sót sau chiến dịch bao vây Leningrad. Họ nhân bản các gene kiểm soát quá trình trao đổi chất trong bạch cầu. Họ cũng lặp lại quá trình ấy với 139 cụ già người Nga không sống tại Leningrad khi chiến dịch bao vây diễn ra, RT đưa tin.

Vòng cung Kursk - trận đánh xe tăng khốc liệt nhất lịch sử

Hồng quân Liên Xô sẵn sàng lao những chiếc T-34 vào xe đối phương để giành thắng lợi ở Vòng cung Kursk trong trận đánh xe tăng lớn nhất lịch sử quân sự.


Kết quả phân tích cho thấy số lượng đột biến gene của nhóm 206 người sống sót cao hơn 30% so với lượng đột biến gene của nhóm 139 người. Nhờ những đột biến gene, quá trình trao đổi chất trong cơ thể nhóm cư dân tại Leningrad diễn ra chậm hơn mức bình thường.

Các chuyên gia phát hiện vài biến thể DNA trong UCP3, một loại protein không liên kết có vai trò lớn đối với quá trình sử dụng năng lượng của tế bào. Biến thể cũng xuất hiện trong PPAR alpha và PPAR delta - cặp thụ thể điều khiển quá trình trao đổi chất ở cơ.

Giáo sư Oleg Glotov, trưởng nhóm nghiên cứu, giải thích rằng người sở hữu biến thể gene hấp thụ, chuyển đổi và sử dụng năng lượng từ thực phẩm hiệu quả hơn so với những người khác. Ngoài ra những gene đột biến còn duy trì thân nhiệt lâu hơn trong suốt chiến dịch bao vây Leningrad, một yếu tố làm tăng cơ hội sống sót trong mùa đông khắc nghiệt năm 1941.

Glotov nhấn mạnh rằng đột biến gene không phải là nhân tố duy nhất giúp xấp xỉ 1,5 triệu dân Nga thoát chết trong trận phòng thủ lâu nhất của Thế chiến thứ hai. Vài yếu tố khác kết hợp với đột biến gene khiến họ sống sót tới ngày cuối của trận chiến.

Những trận chiến ác liệt nhất Thế chiến II

Trong 6 năm Chiến tranh Thế giới thứ hai diễn ra, tổng số binh sĩ tử vong của quân đội phe Đồng minh và Phát xít đến hơn 70 triệu người.

'Chúng tôi thấy vô số xác người trôi trên sông'

Những người sống sót sau Trận chiến Leningrad trong Chiến tranh thế giới thứ hai kể rằng họ phải ăn keo gỗ, rễ cây để tồn tại. Hàng trăm người chết vì đói và giao tranh mỗi ngày.

Nguyễn Sương

Bạn có thể quan tâm