Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Gánh nặng chi tiêu của người dân TP.HCM trong bão giá

Với mức lương hơn 10 triệu đồng, Hoàng Vũ từng tiết kiệm được vài triệu mỗi tháng. Từ sau Tết Nguyên đán đến nay, mọi chuyện đã thay đổi.

thu nhap bao nhieu la du o TP.HCM anh 1

Hoàng Vũ tốt nghiệp đại học đã 3 năm và làm việc trong một công ty xây dựng. Trước Tết Nguyên đán, đổ 40.000 đồng xăng, anh có thể đi 2 vòng từ nhà trọ ở huyện Nhà Bè tới công trình tại Cần Giờ làm việc.

Nay, cũng với số tiền ấy, cũng đoạn đường ấy, Vũ chỉ đi được một vòng là xe hết xăng.

Với tiền lương hơn 10 triệu đồng, Vũ từng chi tiêu khá thoải mái và có thể tiết kiệm được vài triệu mỗi tháng. Nhưng từ sau Tết đến nay, chàng trai này phải tính toán để không thâm hụt tài chính.

Tính toán khi sống một mình

Những khoản chi tiêu cơ bản bình quân mỗi tháng của Vũ gồm phòng trọ và xăng hơn 3 triệu đồng, tiền ăn uống 3 triệu, các chi phí sinh nhật, cưới hỏi, cà phê… với bạn hơn 2 triệu.

Để đáp ứng được nhu cầu cơ bản trong một tháng, anh phải chi tiêu 2/3 số lương, khoản dành dụm cho dự định tương lai không còn nhiều như trước.

“Lúc trước tôi hay hẹn hò bạn bè đá bóng, hát karaoke, nhậu nhẹt nhưng nay hạn chế. Số tiền tích cóp của tôi năm ngoái đã chi trong mấy đợt nghỉ việc vì dịch, nay phải tích trữ phòng thân”, Vũ bộc bạch.

Trước Tết, anh cùng bạn trong phòng trọ chỉ ăn ngoài vì ngại nấu nướng, nay cả nhóm tranh thủ vào bếp buổi tối để giảm chi phí. Việc này mất khoảng 40 phút mỗi ngày nhưng bù lại giúp Vũ có bữa ăn chất lượng và quan trọng là ít tốn kém hơn.

thu nhap bao nhieu la du o TP.HCM anh 2

Từ sau Tết Nguyên đán 2020, Hoàng Vũ tự nấu ăn thay vì ăn ngoài như trước để tiết kiệm chi phí. Ảnh: Đ.X.

“Nấu ăn thì hợp khẩu vị và giá cả phải chăng hơn. Vất vả nhưng anh em có thời gian trò chuyện với nhau sau giờ làm việc”, Vũ chia sẻ.

Sau một thời gian dài học online, Hồng Anh (24 tuổi, sinh viên năm 3 một trường đại học tại quận Tân Phú) vừa từ Quảng Nam vào TP.HCM học tập.

Những năm trước, Hồng Anh chi tiêu thoải mái từ khoản chu cấp 3 triệu đồng của gia đình và gần 2 triệu từ công việc gia sư.

Cô chi hơn 1 triệu tiền phòng, 3 triệu tiền ăn uống, mua sắm và 1 triệu dành cho việc học tiếng Anh. Ít ngày trước, lần đầu tiên trả tiền gas sau khi vào lại TP.HCM, Hồng Anh bất ngờ với mức giá trên 500.000 đồng/bình.

Tiền phòng lại vừa tăng thêm 500.000 đồng do cô bạn ở chung đã chuyển hẳn về quê trong khi Hồng Anh chưa thể tìm được việc làm thêm từ khi vào lại thành phố.

thu nhap bao nhieu la du o TP.HCM anh 3

Hồng Anh tiết kiệm chi tiêu để bỏ ống heo, chuẩn bị cho đợt tốt nghiệp vào năm sau. Ảnh: Hồng Anh.

“100.000 đồng đi chợ không mua được nhiều thức ăn như trước, giá phòng trọ cũng vừa tăng thêm 500.000 đồng”, Hồng Anh lo lắng.

Với giá cả như hiện nay, 5 triệu đồng một tháng chỉ đủ chi tiêu dè sẻn và cô gái phải lập kế hoạch qua app điện thoại để tính toán mua sắm tiết kiệm.

Vợ chồng trẻ chật vật

Công việc của Tuyết Nhung (35 tuổi, quận 10) là giám đốc kinh doanh tại một công ty xuất khẩu mỹ phẩm. Chị quản lý một đội ngũ 8 người và chịu trách nhiệm về quảng bá sản phẩm, tìm kiếm khách hàng mục tiêu.

Lúc cao điểm, Tuyết Nhung có thể ở lại văn phòng làm việc tới 20-22h. Mọi việc nhà chị đều giao lại cho người giúp việc.

“Vị trí tuy có áp lực nhưng bù lại mức lương thỏa đáng. Trung bình tôi kiếm được 60 triệu/tháng, chưa tính các khoản tiền hoa hồng, thưởng nóng”, người phụ nữ cho biết.

Là mẹ đơn thân, Tuyết Nhung chịu gánh nặng tài chính gấp 2 lần so với gia đình truyền thống. “Để tính chi tiết, chắc con tôi 'ngốn' của mẹ nó hơn 20 triệu đồng/tháng. Cũng may tôi đủ khả năng”, chị nói.

Chị Nhung nói trẻ còn nhỏ nhu cầu ít nhưng khi lớn hơn, ví dụ như giai đoạn từ cấp 3 lên đại học là phải tính tiền học thêm mỗi môn, tiền dự phòng du học nước ngoài…

Mỗi tháng, ngoại trừ 20 triệu đồng tiền nuôi con, chị còn lại 40 triệu. Người phụ nữ này tiếp tục trích 20 triệu để chăm lo nhà cửa, số dư cuối tháng được chị dành dụm cho tương lai.

“Người ta hay nói TP.HCM vật giá leo thang, tiền không bao giờ là đủ. Tôi lại không nghĩ vậy. Ở đây nhiều cơ hội, nếu là người có khả năng thì việc kiếm được mức lương tốt, sống thoải mái là điều hoàn toàn có thể xảy ra”, Tuyết Nhung nhận định.

Trong khi đó, hai vợ chồng chị Mai Anh (28 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh) cho biết cả hai đang trong thời gian khó khăn sau khi kết hôn. Nguyên nhân đến từ chi phí sinh hoạt và nhiều thứ phát sinh liên quan y tế, ăn uống ngoài...

Bản thân chị làm giáo viên, chồng làm kỹ sư, tổng thu nhập mỗi tháng rơi vào khoảng 25 triệu đồng. Do chưa có điều kiện mua nhà, cả hai thuê lại một căn hộ tại chung cư Phạm Viết Chánh (phường 19, quận Bình Thạnh).

“Riêng tiền nhà đã ngốn gần 10 triệu/tháng khiến vợ chồng tôi không dám nghĩ đến bất kỳ kế hoạch du lịch nào”, Mai Anh nói.

Bạn bè, đồng nghiệp đang trong độ tuổi kết hôn nên tháng nào anh chị cũng dự đám cưới. Trung bình, mỗi tháng Mai Anh dành 2-4 triệu đồng cho khoản này.

Nguồn tiền chi ra của gia đình chị phát sinh thêm những khoản bất ngờ, như việc 2 vợ chồng chị mắc Covid-19. Trong vòng 10 ngày không đi làm, họ không được nhận lương. Đã vậy, họ còn tiêu 7 triệu đồng để mua thuốc men và đồ ăn...

Nhớ lại 5 năm trước, Mai Anh bất giác thở dài. "Cũng với số tiền đó, tôi đã từng sống rất thoải mái. Nhưng có lẽ mọi thứ đã khác", chị nói.

Tốn 7 triệu đồng trong một tuần thành F0

Trong khi gia đình Quỳnh Mai tốn nhiều tiền vào việc xét nghiệm, anh Tấn Minh lại chi phí vào ăn uống và bồi bổ khi trở thành F0.

Mon qua ‘chanh sa’ cho nu F0 hinh anh

Món quà ‘chanh sả’ cho nữ F0

0

Mắc Covid-19, Minh Thủy dọn ra phòng riêng để cách ly với người trong gia đình. Ngày Quốc tế Phụ nữ dù không vui chơi cùng gia đình, Thủy vẫn nhận được một món quà đặc biệt.

Hoàng Nguyễn - Bảo Anh

Bạn có thể quan tâm