Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Gắn mác ngoại cho gạo nội

Lợi dụng sự "sính ngoại" của nhiều người tiêu dùng, các cửa hàng bán gạo thường pha trộn, ướp hương liệu theo chủng loại rồi đóng bịch, dán mác ngoại cho gạo nội.

Gắn mác ngoại cho gạo nội

Lợi dụng sự "sính ngoại" của nhiều người tiêu dùng, các cửa hàng bán gạo thường pha trộn, ướp hương liệu theo chủng loại rồi đóng bịch, dán mác ngoại cho gạo nội.

Thực chất gạo tám Thái Lan, Nhật, Hàn Quốc, gạo thơm Đài Loan… không phải nhập khẩu tư nước ngoài mà chỉ là gạo thu hoạch được từ việc trồng các giống lúa khác nhau ở Việt Nam.

Lý do mà các bà nội trợ ưa thích gạo ngoại vì cho rằng chất lượng gạo ngon hơn. Chị Thanh Hiền (ở quận Đống Đa) nói: bây giờ gạo tám Hải Hậu - đặc sản của vùng lúc đồng bằng Bắc Bộ - đã đánh mất tên tuổi, bởi chất lượng không còn thơm ngon như trước. Bà bán gạo tư vấn cho tôi dùng thử gạo tám của Thái Lan và mê ngay vì gạo rất đều hạt, nhìn đẹp mắt, cơm dẻo hơn, thơm hơn. Từ đó, tôi chỉ trung thành với gạo tám Thái Lan.

Chị Vân Dung (quận Cầu Giấy) chia sẻ: tôi thích gạo Hàn Quốc, Nhật Bản hơn vì cơm nấu lên rất dẻo, có vị thơm, ngọt đậm. Cơm nấu từ sáng để đến tối mới ăn vẫn ngon dẻo như mới nấu. Trẻ con rất thích ăn, nên tôi chấp nhận mua dù giá đắt hơn gạo nội.

 
Các loại gạo Thái Lan, Đài Loan, Nhật Bản... được nhiều khách hàng lựa chọn.

Chủ một đại lý gạo tại chợ Thành Công cho biết, số người mua các loại gạo có tên nước ngoài khá nhiều và thường là những người khá giả vì giá các loại gạo ngoại thường đắt hơn gạo nội từ 2-3 lần. Những loại gạo do nông dân mình trồng như gạo tám Hải Hậu, tám Điện Biên, nàng Hương... trước đây được cho là đặc sản thì nay đã bị nhiều người tiêu dùng “quay lưng”.

Gần đây, các gia đình ở thành phố thường ăn cơm ít hơn, nên họ thường lựa chọn gạo ngon, hoặc gạo có gắn mác ngoại để mua. Một chủ hàng gạo khác thì lại cho rằng, những người giàu có luôn "sính ngoại" nên thích ăn gạo ngoại. Thực ra gạo ngoại không hẳn đã ngon hơn gạo nội.

Gạo nội “thay tên đổi họ” thành... gạo ngoại

Hiện có tình trạng một số loại gạo được sản xuất trong nước, nhưng chỉ cần gắn mác ngoại thì giá đã tăng gần 30% so với gạo nội. Việc gắn các tên ngoại cho gạo là do các chủ đại lý gạo bày ra để câu khách hàng. Những loại gạo mang tên ngoại không phải được nhập khẩu từ nước ngoài về Việt Nam. Sở dĩ có tên các loại gạo ngoại là xuất phát từ các loại giống lúa.

Cụ thể, gạo thơm Thái Lan là sản phẩm của giống lúa Jasmine có nguồn gốc từ Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế - IRRI, gạo thơm Đài Loan là giống lúa VD20 có nguồn gốc Đài Loan, còn thơm Mỹ là sản phẩm của giống lúa có nguồn gốc từ Thái Lan với tên gọi Kown Dak Mali. Đây là những sản phẩm được trồng khá phổ biến ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

Thống kê về nhập khẩu gạo chính ngạch cho thấy, năm 2011 tổng lượng gạo nhập khẩu vào Việt Nam là 5,8 nghìn tấn, năm 2012 là 27,6 nghìn tấn, 6 tháng đầu năm 2013 mới nhập gần 13.000 tấn. Nếu so với mức tiêu thụ gạo trong nước khoảng 19-20 triệu tấn/năm, thì lượng gạo nhập khẩu chính ngạch trung bình mỗi năm chỉ hơn 20.000 tấn. Từ con số này có thể khẳng định lượng gạo lớn được gắn “mác ngoại” trên thị trường là sự nhập nhèm biến hóa gạo nội thành gạo ngoại để lừa người tiêu dùng. Chủ một đại lý buôn gạo tiết lộ, các cửa hàng bán gạo thường pha trộn, ướp hương liệu theo chủng loại rồi đóng bịch, dán mác ngoại cho gạo nội.

Vì sao các thương hiệu gạo nổi tiếng của Việt Nam đang mất dần uy tín? Một chuyên gia cho rằng, các thương lái gạo vì ham lợi nhuận đã pha trộn gạo ngon với gạo kém hơn đã làm giảm chất lượng gạo dẫn đến người tiêu dùng không còn mặn mà với gạo nội.

Theo Lao Động

Theo Lao Động

Bạn có thể quan tâm