Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Gần 80% doanh nghiệp xây dựng không tiếp cận được các gói vay ưu đãi

Các yếu tố giá nguyên vật liệu tăng cao và không có hợp đồng xây dựng mới cũng ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng trong quý đầu năm nay.

Báo cáo xu hướng sản xuất kinh doanh ngành xây dựng quý II và dự báo quý III năm nay của Tổng cục Thống kê cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng quý II đã khả quan hơn quý I.

Trong đó, 25% doanh nghiệp nhận định hoạt động kinh doanh thuận lợi hơn; 37,9% doanh nghiệp nhận định hoạt động này đã giữ ổn định và 37,1% doanh nghiệp nhận định khó khăn hơn.

Dự báo trong quý III so với quý II, số lượng doanh nghiệp xây dựng tin rằng hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ tốt lên là 27,1% doanh nghiệp. Ngược lại, cũng có 23,5% doanh nghiệp dự báo tình hình kinh doanh sẽ khó khăn trong trong quý III và khoảng 49,4% nhận định giữ ổn định.

Vướng mắc của doanh nghiệp xây dựng

Theo đánh giá của các doanh nghiệp xây dựng, trong quý II, 2 yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến hoạt động sản xuất kinh doanh là giá nguyên vật liệu tăng cao và không có hợp đồng xây dựng mới.

Trong đó, có 52% doanh nghiệp cho rằng giá nguyên vật liệu tăng cao là yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh quý II, dự báo quý III tỷ lệ này giảm còn 51,4%.

Tương tự, có 49,6% doanh nghiệp nhận định không có hợp đồng xây dựng mới là yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong quý II, dự báo quý III tỷ lệ này giảm còn 44,6%.

TÌNH HÌNH VAY VỐN PHỤC VỤ SẢN XUẤT KINH DOANH
(Số liệu: Tổng cục Thống kê)
NhãnVay từ ngân hàngVay từ người thân Vay từ tổ chức tín dụng khácVay không qua thủ tục chính thứcVay khác

% 80.911.46.32.21.6

Cũng liên quan đến vấn đề khó khăn của các doanh nghiệp xây dựng, theo Tổng cục Thống kê, trong quý II có 75,9% doanh nghiệp thực hiện vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh.

Theo nguồn vay, có tới 80,9% doanh nghiệp vay vốn qua ngân hàng; 11,4% doanh nghiệp vay qua người thân, bạn bè; 6,3% doanh nghiệp vay tổ chức tín dụng khác; 2,2% doanh nghiệp vay nhân viên ngân hàng, tổ chức tín dụng không qua thủ tục chính thức và 1,6% doanh nghiệp vay từ các nguồn khác.

Đáng chú ý, trong số các doanh nghiệp có vay vốn ngân hàng, chỉ có 24% doanh nghiệp tiếp cận được các khoản vay ưu đãi, trong khi có tới 76% doanh nghiệp không tiếp cận được các nguồn vay ưu đãi này.

Nhận định về tình hình vay vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, có 15,3% doanh nghiệp nhận định tình hình vay vốn quý II thuận lợi hơn quý I; 53,2% doanh nghiệp nhận định không thay đổi và 31,5% doanh nghiệp nhận định tình hình vay vốn khó khăn hơn.

Dự báo quý III, có 15,7% doanh nghiệp kỳ vọng tình hình vay vốn sẽ thuận lợi hơn; 56,6% doanh nghiệp nhận định không thay đổi và 27,7% doanh nghiệp cho rằng tình hình vay vốn sẽ khó khăn hơn.

Loạt kiến nghị của doanh nghiệp

Trước các bất cập, khó khăn trên, các doanh nghiệp xây dựng đề xuất một số nhóm kiến nghị như được hỗ trợ về vốn cho sản xuất kinh doanh, bao gồm được vay vốn ưu đãi, thủ tục vay vốn thuận lợi và nhanh chóng hơn, giảm lãi suất cho vay. Số kiến nghị nội dung này chiếm tỷ lệ cao nhất, với 48,3% doanh nghiệp.

Theo sau có 46,2% doanh nghiệp đề nghị được hỗ trợ về nguyên vật liệu như đảm bảo nguồn cung và bình ổn giá nguyên vật liệu; 36,4% doanh nghiệp đề nghị thông tin đấu thầu cần công khai, minh bạch và 31,5% doanh nghiệp đề nghị tiếp tục cắt giảm thủ tục hành chính.

Nhiều doanh nghiệp cũng đề nghị được bàn giao mặt bằng đúng tiến độ để đảm bảo thời gian thi công đúng hợp đồng đã ký kết (23%). Còn có 22,6% doanh nghiệp đề nghị phải có chế tài xử phạt các chủ đầu tư chậm thanh quyết toán nợ đọng xây dựng cơ bản để doanh nghiệp xây dựng quay vòng vốn cho hoạt động kinh doanh.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp, nhà thầu xây dựng kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương có hướng dẫn điều kiện rõ ràng để xác định đối tượng được vay gói hỗ trợ lãi suất 2% (theo Nghị quyết số 43 của Quốc hội).

“Đối với những doanh nghiệp đủ điều kiện vay, cần hướng dẫn chi tiết, cụ thể thủ tục để doanh nghiệp sớm được giải ngân”, phía doanh nghiệp kiến nghị.

Doanh nghiệp cũng mong muốn được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, giãn nợ thuế, gia hạn thời gian nộp thuế; chuyển một phần gói hỗ trợ lãi suất 2% sang những mục tiêu khác như quỹ hỗ trợ thuế để hỗ trợ những doanh nghiệp không đủ điều kiện vay.

Với nội dung lao động nghỉ việc, chuyển việc do bị nợ lương, chậm lương quá lâu, các doanh nghiệp mong muốn được nhanh chóng thanh quyết toán nợ đọng, được giải ngân vốn, tạm ứng vốn đúng kỳ hạn để thanh toán nợ lương cho người lao động.

Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Zing tại Tủ sách kinh tế

Bình Dương, TP.HCM có số lao động mất việc nhiều nhất cả nước

Tình trạng doanh nghiệp thiếu đơn hàng tiếp tục kéo sang quý II khiến hàng nghìn lao động mất việc. Trong đó, Bình Dương, TP.HCM có số người mất việc nhiều nhất cả nước.

Dragon Capital trở lại làm cổ đông lớn Gelex

Nhóm quỹ lớn nhất thị trường đã mua lại cổ phiếu Gelex để quay lại làm cổ đông lớn sau gần một tháng bán ra trước đó.

Hồng Nhung

Bạn có thể quan tâm