Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

G20 sẽ cố nâng mức tăng trưởng toàn cầu

20 nền kinh tế hàng đầu thế giới sẽ sử dụng mọi công cụ chính sách để tăng tốc độ tăng trưởng toàn cầu.

Bộ trưởng Tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương của G20 tham dự hội nghị tại Thượng Hải trong hai ngày 26 và 27/2. Trong phiên họp hôm 27/2, họ nhận định mặc dù nền kinh tế toàn cầu đang phục hồi, quá trình đó diễn ra không đều và vẫn chưa tương xứng với tham vọng của G20 về tăng trưởng mạnh, bền vững và cân bằng, AFP đưa tin.

Hội nghị diễn ra trong bối cảnh đà tăng trưởng của Trung Quốc giảm, giá chứng khoán tại các thị trường tài chính thế giới giảm sâu, lãi suất ở Mỹ tăng lần đầu tiên trong 9 năm, trong khi Nhật Bản chấp nhận mức lãi suất âm.

Ông Jim Yong Kim, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (trái) và Bộ trưởng Tài chính Đức 

Wolfgang Schaeuble (phải) trong Hội nghị G20 hôm 26/2. Ảnh: AP

Tổ chức Hợp tác và Phát triển châu Âu (OECD) hạ mức dự báo tăng trưởng toàn cầu từ 3,3% xuống 3%.

Cộng đồng G20 công bố danh sách những nguy cơ thế giới đang đối mặt - bao gồm những dòng vốn không ổn định, giá hàng hóa giảm, căng thẳng địa chính trị tăng, khả năng Anh rời khỏi Liên minh châu Âu, những dòng người tị nạn khổng lồ với số lượng ngày càng tăng ở một số khu vực.

Song bất đồng về giải pháp đúng đắn cũng xuất hiện trong ngày 26/2, sau khi Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble phát biểu rằng những nỗ lực thúc đẩy kinh tế bằng cách nới lỏng tiền tệ có thể phản tác dụng và biện pháp kích thích tài khóa - tăng chi tiêu của chính phủ hoặc giảm thuế - đã không còn phát huy tác dụng.

"Các chính sách tài khóa cũng như tiền tệ đã đạt tới ngưỡng giới hạn của chúng. Vì thế, nếu các vị muốn nền kinh tế tăng trưởng, quý vị không thể đạt mục tiêu nhanh chóng nếu không cải cách", ông nói.

Là nền kinh tế lớn và giàu nhất trong Liên minh châu Âu, đôi khi Đức theo đuổi những ưu tiên kinh tế khác với những nước còn lại. Schaeuble bất đồng quan điểm với Mỹ, Anh và Trung Quốc - những nước ủng hộ việc sử dụng các công cụ tiền tệ và tài khóa để chặn đà suy giảm kinh tế cũng như cải cách cơ cấu.

"Đức không đồng ý giải pháp kích thích tài khóa của G20", vị bộ trưởng tuyên bố.

Linh Phong

Bạn có thể quan tâm