Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tận dụng G20, Trung Quốc muốn hạ bệ đồng USD

Nhiều năm qua, lãnh đạo Trung Quốc đã tìm cách quốc tế hóa đồng nội tệ, đồng thời cổ vũ cuộc tranh luận về giảm bớt sự phụ thuộc vào đồng USD.

Trung Quốc sẽ giữ ghế chủ tịch Hội nghị Cấp cao G20 (nhóm các nền kinh tế lớn) năm 2016 và dự kiến chương trình nghị sự của hội nghị dần được hé lộ.

Trung Quốc xác định các ưu tiên bao gồm giúp toàn cầu phản ứng tốt hơn với các cú sốc và có thể là ít phụ thuộc hơn vào đồng USD. Cụ thể, nước này đang cùng Hàn Quốc và Pháp thành lập một nhóm làm việc nhằm phát triển các đề xuất mới, gồm cách thức đẩy mạnh vai trò của các đồng tiền dự trữ thuộc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), bao gồm đồng nhân dân tệ của Trung Quốc.

Theo một số quan chức châu Âu tham gia các cuộc đàm phán của nhóm G20, Trung Quốc cũng muốn thảo luận về liệu một số mặt hàng có nên được tính theo quyền rút vốn đặc biệt (SDR) hay không. SDR là một đơn vị tiền tệ do IMF phát hành cho các nước thành viên theo tỷ lệ phần trăm đóng góp trong quỹ. Ngày 30/11, IMF quyết định đưa Nhân dân tệ của Trung Quốc thành một trong những tiền chính của quốc tế. Quyết định sẽ chính thức có hiệu lực vào cuối tháng 9/2016.

Điều đáng chú ý là sự vắng bóng vai trò chủ chốt của Mỹ trong các cuộc thảo luận, bất chấp việc đồng USD của Mỹ vẫn giữ vị trí thống trị trong các đồng tiền quốc tế. 

Nhiều năm qua, lãnh đạo Trung Quốc đã tìm cách quốc tế hóa đồng nội tệ, đồng thời cổ vũ cuộc tranh luận về giảm bớt sự phụ thuộc quốc tế vào USD. Trung Quốc bắt đầu kêu gọi sự ảnh hưởng của Nhân dân tệ khi USD lao đao trong khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007-2009. Là chủ tịch của G20 vào năm 2010, Hàn Quốc đã nỗ lực mở rộng mạng lưới an toàn tài chính toàn cầu, thúc giục thông qua việc hoán đổi tiền tệ. Mỹ tỏ ra thận trọng với ý tưởng này.

Tạo dấu ấn

5 năm sau, Chủ tịch Tập Cận Bình có cơ hội đặt dấu ấn của Trung Quốc tại diễn đàn G20 - nhóm thị trường mới nổi và phát triển lớn nhất thế giới - được lập ra nhằm giải quyết các rủi ro trong hệ thống.

Diễn đàn được xây dựng lần đầu tiên trong giai đoạn khủng hoảng tài chính châu Á hồi cuối những năm 1990. Các thành viên của G20 gồm Argentina, Australia, Brazil, Canada, Trung Quốc, Pháp, Đức, Ấn Độ, Indonesia, Italy, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mexico, Nga, Saudi Arabia, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ, Anh và Liên minh châu Âu EU .

“Chúng tôi nhận thấy Trung Quốc đang tận dụng mọi cuộc họp đa phương nhằm nâng cao hình ảnh và vai trò lãnh đạo, có thể là trong khu vực hoặc toàn cầu”, Bloomberg dẫn lời Yun Sun, cộng tác viên cao cấp của Chương trình Đông Á thuộc Trung tâm Stimson ở Washington (Mỹ), cho hay. Theo Yun, không có lý do nào để Trung Quốc không khai thác triệt để ghế chủ tịch G20.

Trung Quốc đang đóng vai trò lớn hơn trong sự ổn định của nền tài chính toàn cầu khi cố giảm bớt những giới hạn của chính nước này đối với dòng vốn xuyên biên giới. G20 năm 2016 dưới nhiệm kỳ của chủ tịch Trung Quốc sẽ cần cân nhắc liệu có nên chấm dứt gói hỗ trợ tín dụng 250 tỷ USD năm 2009 để thúc đẩy tính lưu động của thị trường hay không.

Ảnh: Reuters
Trung Quốc đang tìm cách giảm vai trò của đồng USD trên thị trường tài chính quốc tế. Ảnh: Reuters

Ngờ vực

Trung Quốc chính thức tiếp nhận chức chủ tịch G20 vào tháng 12, một ngày sau khi IMF thông báo đồng nội tệ của nước này đáp ứng các yêu cầu để gia nhập giỏ tiền quốc tế cùng USD, Euro, Yên Nhật và Bảng Anh.

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc Zhou Xiaochuan năm 2009 từng kêu gọi mở rộng một đơn vị của SDP dưới tên gọi “đồng dự trữ siêu chủ quyền”. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, không có chuyện gì xảy ra sau lời kêu gọi của ông Zhou và việc thay đổi cấu trúc tài chính toàn cầu vẫn còn khó khăn.

Theo Bloomberg, Trung Quốc tự nhận thấy quá trình điều chỉnh hệ thống tiền tệ của họ không rõ ràng trong năm nay sau khi hầu như không đối phó trước bong bóng chứng khoán và thực hiện các phản ứng vội vã bao gồm đình chỉ hoạt động kinh doanh của một số công ty khi 5 nghìn tỷ USD vốn hóa “bốc hơi”.

Một động thái bất ngờ vào ngày 8/11 nhằm thay đổi tỷ giá hối đoái của đồng Nhân dân tệ cũng khiến thị trường tài chính toàn cầu chao đảo.

“Với những động thái vụng về từ chính phủ Trung Quốc, các nhà đầu tư sẽ tin tưởng vào điều gì khi mua chứng khoán bằng tiền Nhân dân tệ”, Robert Aliber, giáo sư Kinh tế và Tài chính của Đại học Chicago, đặt câu hỏi.

“Vai trò chủ tịch G20 của Trung Quốc và việc đưa Nhân dân tệ vào quyền rút vốn đặc biệt là những động thái không quan trọng đối với diễn biến của thị trường”, ông Robert nhận xét.

Tương lai Trung Quốc sau sự trỗi dậy của đồng Nhân dân tệ

Giới phân tích nhận định việc đồng Nhân dân tệ gia nhập giỏ tiền tệ dự trữ sẽ tạo tiền đề cho hàng loạt cải cách tài chính ở Trung Quốc và tác động sâu sắc tới nền kinh tế.

 

Hải Anh

Bạn có thể quan tâm