Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

FLC nói có quỹ đầu tư Mỹ muốn mua 20% vốn

Đại diện FLC cho biết có quỹ đầu tư Mỹ muốn đầu tư 20% cổ phần của doanh nghiệp, tuy nhiên phải đợi cổ phiếu FLC được giao dịch trở lại thì mới có phương án mời gọi tham gia.

FLC vừa tổ chức thành công ĐHCĐ bất thường 2024. Ảnh: Đức Anh.

Ngày 12/11, CTCP Tập đoàn FLC (UPCoM: FLC) đã tổ chức thành công Đại hội cổ đông bất thường lần 2. Đại hội có sự tham dự của 208 cổ đông, đại diện cho hơn 242 triệu cổ phần (34% vốn) có quyền biểu quyết.

Chia sẻ với cổ đông, đại diện FLC cho biết vào tuần trước, doanh nghiệp đã tiếp đón một phái đoàn công tác, đại diện nhiều quỹ đầu tư của Mỹ, dự kiến đầu tư ở một số tỉnh thành trong nước. Sau khi tìm hiểu, có đơn vị mong muốn được đầu tư 20% cổ phần ở FLC.

"Tuy nhiên do tình hình hiện tại, phải đợi cổ phiếu FLC được giao dịch trở lại thì tập đoàn mới có phương án để mời gọi các quỹ đầu tư này tham gia. Bởi giai đoạn hiện tại bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài rất khó khăn về thủ tục", đại diện FLC giải thích.

54 dự án ở 14 tỉnh thành

Về hoạt động của doanh nghiệp, lãnh đạo FLC cho biết trong giai đoạn này sẽ tiếp tục đảm bảo các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước. Từ giờ tới hết năm và năm 2025, FLC sẽ tiếp tục tái cơ cấu doanh nghiệp để có nguồn lực tài chính.

Về công tác nhân sự, ban lãnh đạo cho biết việc nhân sự trong HĐQT và Ban kiểm soát từ nhiệm không ảnh hưởng tới định hướng cũng như kế hoạch hoạt động, quản trị kinh doanh của FLC.

Tập đoàn vẫn đang rà soát hoạt động kinh doanh, khắc phục tồn tại, khó khăn hiện hữu, từng bước hoàn thiện kế hoạch thời gian tới, bên cạnh việc xây dựng đội ngũ nhân sự.

Hiện tại, ngoài các dự án đã chuyển nhượng, hợp tác triển khai, FLC đang là chủ đầu tư hoặc liên danh làm chủ đầu tư của 54 dự án tại 14 tỉnh thành từ Bắc tới Nam.

Ở Quảng Ninh, dự án FLC Tropical City Ha Long sau 18 tháng tái khởi động hiện đã hoàn thành khoảng 80% hạ tầng; đang trong giai đoạn hoàn thiện 1.150 căn shophouse và nhà liền kề trong giai đoạn 1. Dự kiến, các căn hộ giai đoạn 1 sẽ được bàn giao từ tháng 12 và sẵn sàng đưa vào hoạt động từ đầu năm 2025.

Dự án quần thể trung tâm hội nghị và khu du lịch, dịch vụ nghỉ dưỡng, biệt thự tại FLC Hạ Long đã hoàn thành 228 căn và đang thi công 39 căn.

FLC anh 1

FLC đang là chủ đầu tư hoặc liên danh làm chủ đầu tư của 54 dự án tại 14 tỉnh thành từ Bắc tới Nam. Ảnh: Trần Hào.

Ở Hà Nội, FLC có 2 dự án chính. Dự án khu chức năng đô thị Đại Mỗ cơ bản hoàn thiện 95% căn thấp tầng và đang thi công nút giao thông nối đường 70 để kết nối giao thông cho dự án và hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật cùng cảnh quan.

Với dự án FLC Garden City Đại Mỗ, hiện toà chung cư HH1 đã nghiệm thu phòng cháy chữa cháy, FLC đang phối hợp với các cơ quan nhà nước tập trung giải phóng mặt bằng phần còn lại để hoàn thiện hạ tầng cho dự án.

Một dự án khác ở Quảng Bình được đánh giá là trọng điểm, ưu tiên trong thời gian tới. Hiện FLC Quảng Bình đang thi công 100 căn thấp tầng ở dự án Quảng Bình 1, trải nhựa tuyến đường ven biển. Ngoài ra, một số dự án khác ở Sầm Sơn, Quy Nhơn đang được tập đoàn tập trung triển khai.

14 dự án đã chấm dứt hoạt động đầu tư

Bên cạnh đó, FLC cho biết còn có 12 dự án đã hết hạn tiến độ và 8 dự án gặp vấn đề pháp lý không được triển khai, dẫn đến các rủi ro, nguy cơ có thể bị thu hồi.

Đối với 14 dự án đã chấm dứt hoạt động đầu tư, có 2 hình thức chủ yếu là tập đoàn tự chấm dứt hoặc tỉnh chủ động thu hồi. Lý do chấm dứt hoạt động đầu tư là không chứng minh được năng lực tài chính triển khai dự án; các thủ tục pháp lý dự án trước khi giao chủ đầu tư chưa đảm bảo quy định pháp luật; chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ thực hiện dự án; hiệu quả kinh tế của dự án không cao. Phương án xử lý hiện nay cho các dự án đã chấm dứt này là thu hồi chi phí đã đầu tư.

Tuy nhiên, doanh nghiệp chia sẻ để thực hiện nội dung này mất rất nhiều thời gian, vì phải phụ thuộc việc địa phương lựa chọn nhà đầu tư mới thực hiện dự án, sau đó FLC mới làm việc để xác định các chi phí đã bỏ ra. Tổng chi phí cần phải thu hồi ước tính khoảng 450 tỷ đồng.

Một tình trạng khác của các dự án vướng mắc là đang nợ tiền thuê đất, tiền sử dụng đất rất lớn, tổng nghĩa vụ tài chính phải nộp lên đến hơn 1.000 tỷ đồng. Điều này là rào cản rất lớn trong việc địa phương tháo gỡ vướng mắc các thủ tục pháp lý.

Tại buổi họp, nhiều cổ đông thắc mắc về tính liên quan của FLC trong vụ án của cựu Chủ tịch Trịnh Văn Quyết. Phía FLC khẳng định về pháp nhân, FLC không phải là đối tượng liên quan trực tiếp tại vụ án, doanh nghiệp vẫn hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp và không chịu ảnh hưởng gì.

Trong môi trường kinh tế hiện nay, đầu tư trở thành khái niệm phổ biến. Để độc giả có thể tiếp cận những xu hướng đầu tư mới nhất, Tri Thức - Znews xây dựng chủ đề Đầu tư qua sách - nơi ghi lại những cuốn sách, câu chuyện, xu hướng đầu tư đã và đang diễn ra trong nước và thế giới. Không chỉ tập trung vào các lĩnh vực đầu tư phổ biến như bất động sản, chứng khoán, trái phiếu, ngoại hối, tiền ảo... Đầu tư qua sách còn bao gồm các kiến thức về quản lý gia sản, tài chính cá nhân.

Đề xuất doanh nghiệp IPO phải có kiểm toán vốn để tránh tăng ảo

Theo đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có báo cáo kiểm toán về vốn điều lệ trong 10 năm trước khi IPO để tránh tăng ảo như trường hợp của FLC Faros.

Một doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái FLC lỗ 5 quý liên tiếp

Vào thời hoàng kim, FLC GAB từng có doanh thu vài trăm tỷ đồng/quý, tuy nhiên, sau biến cố liên quan ông Trịnh Văn Quyết, hoạt động kinh doanh của công ty này đã sa sút.

Bà Vũ Đặng Hải Yến từ nhiệm vai trò Phó chủ tịch FLC

Hai thành viên thuộc Hội đồng Quản trị của Tập đoàn FLC cùng gửi văn bản xin từ nhiệm trước thềm Đại hội đồng cổ đông bất thường dự kiến tổ chức vào giữa tháng tới.

Ke hoach mao hiem cua Nike hinh anh

Kế hoạch mạo hiểm của Nike

0

Chiến lược giảm giá của Nike mang đến nhiều nguy cơ hơn là lợi ích nhưng hãng vẫn đang tìm cách vượt qua khó khăn này bằng việc tạo dựng thêm niềm tin từ các đối tác và khách hàng.

Hồng Nhung

Bạn có thể quan tâm