Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

FLC chưa thể thanh toán hơn 1.000 tỷ đồng trái phiếu

Năm 2023, FLC mới thanh toán khoảng 6 tỷ đồng trong số 1.116 tỷ đồng lãi trái phiếu và nợ gốc đến hạn. Doanh nghiệp đang đàm phán để gia hạn thanh toán số còn lại.

FLC chậm thanh toán hơn 1.000 tỷ đồng trái phiếu. Ảnh: Đức Anh.

Trong báo cáo gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) về tình hình thanh toán gốc và lãi của lô trái phiếu FLCH2123003, CTCP Tập đoàn FLC cho biết vẫn chưa thể hoàn thành nghĩa vụ trả nợ gốc và nợ vay.

Đây là lô trái phiếu có giá trị 1.150 tỷ đồng, phát hành ngày 28/12/2021, đáo hạn ngày 28/12/2023 với lãi suất 12%, kỳ trả lãi 6 tháng/lần.

Năm ngoái, FLC có nghĩa vụ thanh toán 2 khoản cho trái chủ, gồm 120 tỷ đồng lãi trái phiếu (chia 2 đợt) và 996 tỷ đồng nợ gốc đáo hạn vào cuối năm. Tuy nhiên, doanh nghiệp mới trả 10% lãi trái phiếu vào kỳ thanh toán tháng 6/2023, tương ứng gần 6 tỷ đồng, và chưa trả lãi trái phiếu của kỳ thanh toán cuối năm.

FLC cũng mới thanh toán hơn 100 triệu đồng dư nợ gốc của lô trái phiếu trị giá hơn 996 tỷ đồng.

Doanh nghiệp cho biết đang trong quá trình đàm phán với nhà đầu tư để xin phương án gia hạn. Trước đó, ngày 22/12/2023, FLC đã công bố kết quả lấy ý kiến người sở hữu trái phiếu về 4 phương án gia hạn nhưng không có phương án nào được thông qua.

Trước đó, ngoài mua lại trước một phần trị giá gần 153 tỷ đồng của lô trái phiếu FLCH2123003, FLC cũng mua lại toàn bộ 2 lô trái phiếu FLCH2023001 và FLCH2124002 có giá trị lần lượt là 400 tỷ đồng430 tỷ đồng.

Tại ĐHĐCĐ bất thường năm 2024 tổ chức vào tháng 2, HĐQT FLC đã có thêm 2 nhân sự mới là ông Lê Tiến Dũng và ông Ngô Đặng Hoàng Anh làm Thành viên HĐQT thay cho các thành viên cũ đã từ nhiệm.

HĐQT mới của FLC sẽ có 5 thành viên bao gồm ông Lê Bá Nguyên - Chủ tịch HĐQT; bà Vũ Đặng Hải Yến - Phó chủ tịch thường trực; bà Trần Thị Hương và các thành viên là ông Lê Tiến Dũng và ông Ngô Đặng Hoàng Anh.

Lãnh đạo FLC đánh giá hai năm 2022-2023 là giai đoạn khó khăn do bị ảnh hưởng bởi thông tin cũng như những vấn đề phát sinh liên quan đến vụ việc của dàn nguyên lãnh đạo cấp cao. Mặc dù vậy, FLC vẫn duy trì hoạt động.

Tổng giá trị tài sản hiện hữu ước tính đạt hơn 21.000 tỷ đồng. Tập đoàn cũng nộp ngân sách Nhà nước khoảng 800 tỷ đồng, thực hiện nghĩa vụ nợ vay khoảng 4.400 tỷ đồng.

Sau quá trình tái cơ cấu, FLC đã giảm 60% nhân sự cơ hữu, cân bằng tổ chức bộ máy và ổn định thu nhập cho hơn 3.500 cán bộ nhân viên. Hiện FLC có 14 công ty con và một công ty liên kết.

Chứng khoán 13/3: VN-Index hồi phục hơn 25 điểm

Việc dòng tiền nhanh chóng trở lại giúp VN-Index tăng hơn 25 điểm. Chỉ số chính đóng cửa ở mốc 1.270 điểm mà không gặp nhiều kháng cự từ phe bán.

FLC muốn thu hơn 2.400 tỷ từ bất động sản và nghỉ dưỡng trong năm nay

Cổ đông FLC hôm 20/2 đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2024 với mục tiêu thu về 2.400 tỷ đồng từ mảng bất động sản và du lịch nghỉ dưỡng.

FLC quá hạn nộp thuế hơn 678 tỷ đồng

Đây là số tiền FLC không chấp hành nộp theo thông báo của nhiều cục/chi cục thuế như Hà Nội, Quảng Bình, TP Hạ Long, TP Sầm Sơn - Quảng Xương, Ban quản lý Khu kinh tế TP Quy Nhơn.

Trong môi trường kinh tế hiện nay, đầu tư đã trở thành khái niệm không mấy xa lạ với hầu hết mọi người. Để độc giả có thể tiếp cận những xu hướng đầu tư mới nhất, Tri thức - Znews xây dựng chủ đề Đầu tư qua sách - nơi ghi lại những cuốn sách, câu chuyện, xu hướng đầu tư đã và đang diễn ra. Trong đó, các lĩnh vực đầu tư phổ biến bao gồm bất động sản, chứng khoán, ngoại hối và tiền ảo... Ngoài các câu chuyện về đầu tư, Đầu tư qua sách còn bao gồm các kiến thức về quản lý gia sản, tài chính cá nhân.

Minh Khánh

Bạn có thể quan tâm