Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Financial Times: Trung Quốc cố ý khiêu khích Việt Nam

Chỉ 6 tháng sau chuyến thăm của Thủ tướng Lý Khắc Cường đến Việt Nam với những tuyên bố đầy thiện chí, Trung Quốc đã hành động đi ngược với lời nói, cố tình khiêu khích láng giềng.

Theo tờ Financial Times của Anh, khi Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đến thăm Việt Nam lần đầu tiên trên cương vị thủ tướng vào tháng 10/2013, chuyến thăm của ông được đánh giá là nỗ lực của Trung Quốc nhằm củng cố mối quan hệ với các nước Đông Nam Á trong khi căng thẳng đang gia tăng trên Biển Đông.

Phát biểu tại Hà Nội vào thời điểm đó, ông Lý Khắc Cường khẳng định Trung Quốc và Việt Nam sẽ thảo luận về việc phát triển hàng hải chung.

Tàu Hải cảnh 44103 Trung Quốc hoạt động trái phép trong vùng biển Việt Nam, ngang ngược cảnh trở các tàu chấp pháp Việt Nam. Ảnh: Cảnh sát biển.
Tàu Hải cảnh 44103 Trung Quốc hoạt động trái phép trong vùng biển Việt Nam, ngang ngược cảnh trở các tàu chấp pháp Việt Nam. Ảnh: Cảnh sát biển.

Ông Wu Shicun, Chủ tịch Viện Nghiên cứu Đông Nam Á của Trung Quốc, cho biết cả hai nước đã “đạt được sự nhất trí trong việc kiểm soát khủng hoảng trên Biển Đông” và sẽ “hạ nhiệt căng thẳng trên biển”.

Nhưng chỉ 6 tháng sau, mối quan hệ giữa hai nước đã lâm vào sóng gió bởi quyết định sai trái của Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương-981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam gần đảo Trường Sa - một hành động được cho là “cố tình khiêu khích”.

Trong khi Trung Quốc cũng đang có những tranh chấp lãnh thổ với nhiều quốc gia láng giềng, các chuyên gia rất khó giải thích tại sao Trung Quốc lại có một hành động đi ngược lại với những nỗ lực thúc đẩy quan hệ với Việt Nam.

Phía sau ý đồ phô trương sức mạnh của Trung Quốc

Việc Bắc Kinh đưa giàn khoan và tàu chiến vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam cũng nhằm mục đích che giấu những bất ổn, rối ren tại Trung Quốc.



Giáo sư Carl Thayer tại Học viện Quốc phòng Australia cho biết việc đưa giàn khoan Hải Dương-981 vào đặc quyền kinh tế của Việt Nam là “một hành động hoàn toàn gây bất ngờ”.

“Tôi không thấy Việt Nam có một hành động khiêu khích nào với Trung Quốc. Hành động của Trung Quốc đã làm tổn thương quan hệ đang trên đà phát triển giữa hai nước”, ông Thayer nhấn mạnh.

Một số chuyên gia Trung Quốc như ông Robert Ross từ Đại học Boston tin rằng Bắc Kinh đang phản ứng lại trước những lời tuyên bố cứng rắn của Mỹ nhằm vào Trung Quốc, bao gồm cả việc yêu cầu Trung Quốc giải thích rõ ràng về yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc vốn bao trùm gần hết khu vực Biển Đông.

Dù toan tính của Trung Quốc là gì, hành động này của họ đã châm ngòi cho những phản ứng mạnh mẽ của quốc tế.



Trong khi ông Paul Haenle, Giám đốc Trung tâm Carnegie-Tsinghua tại Bắc Kinh, vào năm 2013 cho rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang muốn giành được sự tôn trọng từ các nước Đông Nam Á thì những hành động gần đây của họ bao gồm việc đơn phương tuyên bố thiết lập Khu vực nhận diện phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông đã cho thấy sự bất nhất trong hành động và lời nói.

“Việc đưa giàn khoan và việc bất ngờ tuyên bố ADIZ của Trung Quốc dường như đi ngược lại hoàn toàn các biện pháp tăng cường ảnh hưởng ngoại giao của nước này trong khu vực”, ông Haenle nhấn mạnh.

'Trung Quốc muốn đưa Việt Nam vào bẫy'

"Với việc đưa giàn khoan vào vùng biển Việt Nam, có thể Trung Quốc muốn khiêu khích để Việt Nam phản ứng vượt giới hạn và mắc bẫy", chuyên gia tại CSIS nhận định.

'Có lẽ chỉ Việt Nam mới ngăn chặn được Trung Quốc'

“Trung Quốc muốn chiếm vùng biển của các quốc gia xung quanh. Họ sẽ không dừng cho đến khi bị buộc phải ngừng. Có lẽ chỉ người Việt Nam mới có thể làm điều đó", học giả Mỹ cho hay.

http://vov.vn/The-gioi/Financial-Times-Trung-Quoc-co-y-khieu-khich-Viet-Nam/326319.vov

Theo VOV

Bạn có thể quan tâm