Hàng loạt dữ liệu kinh tế mới nhất đã cho thấy các hoạt động kinh tế và lạm phát tại Mỹ đang hạ nhiệt. Doanh số bán lẻ giảm mạnh hơn dự kiến trong tháng 3 cho thấy sức mạnh chi tiêu của người tiêu dùng suy yếu.
Cụ thể, theo dữ liệu của Bộ Thương mại Mỹ, doanh số bán lẻ đã giảm 1% trong tháng 3 và tăng 2,9% so với cùng kỳ năm trước.
Loạt tín hiệu tích cực
Trước đó, các báo cáo về lạm phát cũng cho thấy giá cả đã hạ nhiệt. Theo dữ liệu được Cục Thống kê Lao động Mỹ công bố hôm 13/4, chỉ số giá sản xuất (PPI) tháng 3 của Mỹ chỉ tăng 2,7% so với một năm trước đó. Đây là mức tăng thấp nhất của chỉ số này kể từ tháng 1/2021.
So với tháng 2, PPI đã giảm 0,5% do giá hàng hóa giảm, nhất là chi phí nhiên liệu. Trước đó, giới quan sát dự báo PPI sẽ giữ nguyên trong tháng 3 và tăng 3% so với cùng kỳ năm 2022.
"Tin tốt là dường như lạm phát đã hạ nhiệt. Tăng trưởng giá bán buôn chậm lại rõ rệt, và nếu phải đặt cược, tôi cho rằng điều này sẽ dẫn tới giá bán lẻ cho người tiêu dùng giảm đi trong những tháng tới", ông Chris Rupkey - chuyên gia kinh tế trưởng tại FwdBonds - nhận định.
Báo cáo PPI được công bố chỉ một ngày sau các dữ liệu về chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ. Theo đó, CPI của Mỹ tăng 0,1% trong tháng 3 và 5% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn dự báo lần lượt là 0,2% và 5,1% của các nhà phân tích được Dow Jones khảo sát.
TĂNG/GIẢM CHỈ SỐ GIÁ SẢN XUẤT TẠI MỸ HÀNG THÁNG | ||||||||||||||
Nguồn: Cục Thống kê Lao động Mỹ. | ||||||||||||||
Nhãn | 3/2022 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 1/2023 | 2 | 3 | |
% | 1.6 | 0.4 | 0.9 | 1 | -0.4 | -0.2 | 0.2 | 0.3 | 0.2 | -0.2 | 0.3 | 0 | -0.5 |
Các dữ liệu cho thấy lạm phát tại Mỹ đã sụt giảm từ mức cao nhất nhiều thập kỷ. Điều này có thể cho phép Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) bớt quyết liệt hơn trong việc thắt chặt chính sách tiền tệ.
Phố Wall ăn mừng sau các báo cáo lạm phát của Mỹ. Ngày càng nhiều nhà đầu tư đặt cược vào khả năng Fed giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp chính sách tháng 5. Nhưng đến đầu phiên ngày thứ sáu, tình thế đã đảo ngược.
Theo dữ liệu của CME Group, các thị trường đang định giá khả năng Fed tăng lãi suất 25 điểm cơ bản là 82,8%, tăng từ mức 67% của ngày 13/4.
Trong khi đó, khả năng Fed giữ nguyên lãi suất dựa trên định giá của thị trường là 17,2%, giảm từ mức 33% trong phiên 13/4.
Giới đầu tư vẫn thận trọng
Các nhà đầu tư vẫn thận trọng về những động thái tiếp theo của Fed. "Doanh số bán lẻ thấp hơn dự kiến, nhưng phần lớn do giá xăng đi xuống. Và trên thực tế, đây lại là tin tích cực đối với chi tiêu", CNBC dẫn lời ông Chris Zaccarelli - Giám đốc đầu tư của Independent Advisor Alliance - nhận định.
"Lạm phát hạ nhiệt khi giá xăng giảm, nhưng điều đó có thể đảo ngược ngay lập tức", ông lập luận.
Theo vị chuyên gia, điều đáng lo ngại hơn cả là lạm phát cốt lõi - không tính tới giá thực phẩm và nhiên liệu biến động mạnh - vẫn ở mức cao.
Các chỉ số chứng khoán chính của Mỹ đều giảm điểm vào nửa đầu phiên giao dịch cuối tuần. Tính tới 12h30 ngày 14/4 (giờ Mỹ), chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones mất 231,77 điểm, tương đương 0,68%.
Chỉ số S&P 500 và Nasdaq cũng giảm lần lượt 23,57 điểm (-0,57%) và 105,22 điểm (-0.86%).
Giá vàng cũng giảm mạnh từ mức cao nhất trong vòng hơn một năm. Theo dữ liệu của Kitco.com, kim loại quý hiện được giao dịch dưới ngưỡng 2.000 USD/ounce, giảm 44,1 USD/ounce so với phiên liền trước.
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Các dữ liệu kinh tế mới nhất cho thấy lạm phát tại Mỹ đang hạ nhiệt. Điều này thúc đẩy giá vàng vọt lên mức cao nhất kể từ tháng 3 năm ngoái.
Fed đã thay đổi lập trường như thế nào
Sau một loạt dữ liệu nóng hơn dự kiến, một số quan chức Fed nghiêng về việc tăng lãi suất 0,5 điểm %. Nhưng hàng loạt vụ sụp đổ trong lĩnh vực ngân hàng buộc họ phải nghĩ lại.
Lời giải cho mức tăng trưởng 8% của Việt Nam
Để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% năm nay, Việt Nam cần tận dụng cơ hội từ thương mại, đầu tư, tiêu dùng nội địa đồng thời vượt thách thức về hạ tầng, lao động và biến động toàn cầu.