34 năm phục vụ trên tàu sân bay, sở hữu tên lửa tầm bắn xa nhất khối NATO, F-14 Tomcat được vinh danh là một trong những chiến đấu cơ vĩ đại nhất nước Mỹ.
Phiên bản F-14D vượt bức tường âm thanh. F-14 Tomcat là sản phẩm của tập đoàn Grumman (nay là Northrop Grumman) phát triển cho Hải quân Mỹ. Máy bay cất cánh lần đầu vào năm 1970, được đưa vào sử dụng trong Hải quân Mỹ từ năm 1974.
Phiên bản được sản xuất đầu tiên là F-14A sử dụng động cơ TF-30, được đánh giá có lực đẩy yếu và độ tin cậy thấp. Phi công phải sử dụng buồng đốt 2 lần để cất cánh từ tàu sân bay. F-14 mô hình A và B được trang bị radar xung Doppler AWG-9 ít năng lực.
F-14B thuộc phi đội 32 cất cánh từ tàu sân bay USS Harry S.Truman tháng 12/2004. Từ phiên bản F-14B và D, nhà sản xuất lắp động cơ GE F-110 mới có lực đẩy mạnh hơn. Phi công có thể cất cánh mà không cần sử dụng đến buồng đốt 2 lần giúp đảm bảo an toàn hơn.
Những chiếc F-14 khi chuẩn bị cất cánh sẽ hạ thấp tối đa bánh trước nhằm tăng thêm lực đẩy khi máy phóng đẩy máy bay đi, giải pháp này tương tự như kỹ thuật bốc đầu ở trong đua xe.
Phi công Tom Twomey, sĩ quan điều khiển radar thuộc phi đội VF-111 chụp ảnh tự sướng khi máy bay vừa cất cánh khỏi tàu sân USS Kitty Hawk.
Các kỹ sư thiết kế F-14 từng khẳng định, việc điều chỉnh cánh cụp, cánh xòe ở vị trí không đối xứng nhau là không thể. Nhưng phi công thử nghiệm đã chứng minh là họ sai.
25% lực nâng của F-14 đến từ khu vực rộng lớn giữa 2 cánh. Tomcat không có khả năng cơ động ấn tượng như F-16, nhưng nó có khả năng ổn định ngang rất tốt đưa nó trở thành một trong những máy bay không chiến đáng sợ trên bầu trời.
Vũ khí chính của Tomcat là 6 tên lửa AIM 54 Phoenix tầm bắn tới 190 km. Nó là tên lửa không đối không có tầm bắn xa nhất của Mỹ.
Những năm 1970, Mỹ đã bán F-14 cho Iran và tiêm kích này vẫn phục vụ cho đến ngày hôm nay. Không quân Iran đã sử dụng tên lửa Phoenix để bắn hạ máy bay Iraq trong chiến tranh Iran-Iraq, điều mà Không quân Mỹ chưa bao giờ thực hiện.
F-14 có nhiều bộ phận chuyển động khi hạ cánh như: Cánh tà, phanh không khí, bánh lái và cánh ổn định ngang nên nó được gọi với biệt danh "Gà Tây".
Tomcat có sải cánh đến 20 m, do đó phi công phải giữ thăng bằng tốt khi hạ cánh. Trong ảnh, phi công giữ thăng bằng không tốt khi hạ cánh khiến máy bay bị nghiêng suýt dẫn đến thảm họa.
F-14D thuộc phi đội 123 tiếp nhiên liệu từ máy bay KC-135 trong một nhiệm vụ trên vịnh Ba Tư.
Nhiệm vụ chiến đấu cuối cùng của F-14 diễn ra vào ngày 8/2/2006. 2 phi cơ Tomcat hạ cánh xuống tàu sân bay USS Theodore Roosevelt (CVN-71) sau khi ném bom Iraq. Đến tháng 9/2006, Hải quân Mỹ ngưng sử dụng toàn bộ phi đội Tomcat.
Phạm vi hoạt động ngắn, khả năng không chiến kém là những nguyên nhân khiến máy bay thế hệ mới của Mỹ có thể thất bại trên chiến trường ở châu Á - Thái Bình Dương.
Chủ tịch Azerbaijan Airlines khen ngợi lòng dũng cảm của hai phi công trên chuyến bay J2-8243 gặp nạn tại Kazakhstan, cho rằng điều này giúp gần nửa số hành khách sống sót.