Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

EVN đề xuất thí điểm giá điện 2 thành phần

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đề xuất thí điểm giá điện 2 thành phần với một số nhóm khách hàng sử dụng điện lớn trước khi thực hiện mở rộng vào năm 2025.

Hiện Việt Nam vẫn đang áp dụng giá điện 1 thành phần, tức tiền trả theo sản lượng dùng. Ảnh: EVN.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) mới đây đã gửi báo cáo đề xuất triển khai cơ cấu giá điện 2 thành phần lên Bộ Công Thương, bao gồm giá công suất và giá điện năng. Đề án này sẽ thí điểm trước cho một số nhóm khách hàng và dự kiến mở rộng áp dụng vào năm 2025.

Hiện Việt Nam vẫn đang áp dụng giá điện một thành phần, tức tiền trả theo sản lượng dùng. Trong khi quá trình cung cấp điện gồm 2 thành phần là công suất đăng ký và điện năng tiêu dùng.

Cách tính này không phản ánh chính xác chi phí ngành điện bỏ ra (khấu hao tài sản, đường dây, trạm biến áp...) cho mỗi khách hàng, không góp phần cải thiện hệ số sử dụng thiết bị, tạo rủi ro cho ngành điện khi thu hồi chi phí cố định qua giá điện năng.

Với giá 2 thành phần, khách hàng sẽ trả riêng cho mỗi kW công suất đăng ký hàng tháng với nhà cung cấp. Khi không sử dụng, khách hàng vẫn phải trả chi phí này thay vì ngành điện chịu và thu hồi qua điều chỉnh giá.

Thí điểm với khách tiêu thụ điện lớn

Theo đề xuất của đơn vị tư vấn, giá cố định sẽ điều chỉnh theo CPI và giá biến đổi sẽ điều chỉnh theo giá bán lẻ điện bình quân. Tuy nhiên, EVN cho rằng hiện nay giá bán lẻ điện bình quân được điều chỉnh theo cơ chế quy định tại Quyết định số 05/2024/QĐ-TTg ngày 26/3/2024 của Thủ tướng. Do đó, việc giá cố định hàng năm tự động điều chỉnh là chưa phù hợp.

EVN đề nghị xem xét theo hướng giá công suất và giá điện năng sẽ điều chỉnh bằng với tỷ lệ điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân và phạm vi điều chỉnh là ± 2% so với tỷ lệ tại biểu giá điện 2 thành phần (tương tự như tại Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg).

EVN và đơn vị tư vấn đã xây dựng 2 hệ thống biểu giá để áp dụng trong đề án hệ thống biểu giá cơ sở và hệ thống biểu giá cho nhóm khách hàng thuộc Nghị định 80/2024/NĐ-CP về cơ chế DPPA.

Với hệ thống biểu giá cơ sở, hệ thống giá điện 2 thành phần dựa trên nền tảng của chi phí biên dài hạn và điều chỉnh theo các đặc điểm hộ tiêu dùng. Phương án này phản ánh đầy đủ chi phí hoạt động sản xuất, kinh doanh điện.

Bên cạnh đó, sẽ phân loại theo nhóm khách hàng gồm khách hàng ngoài sinh hoạt; khách hàng sinh hoạt có sản lượng tới 2.000 kWh/tháng; khách hàng có sản lượng trên 2.000 kWh/tháng; phân loại theo cấp điện áp gồm 4 cấp là siêu cao áp, cao áp, trung áp và hạ áp.

Hệ thống biểu giá trước mắt áp dụng cho các khách hàng theo Nghị định số 80/NĐ-CP ngày 3/7/2024 của Chính phủ về cơ chế DPPA.

Dự kiến bắt đầu từ năm 2025

Do giá bán lẻ điện bình quân hiện nay Chính phủ, bộ, ngành đang điều tiết nên cần phải điều tiết biểu giá 2 thành phần trong điều kiện đang tồn tại 2 hệ thống giá (giá hiện hành và giá 2 thành phần).

Lộ trình áp dụng giá điện 2 thành phần được đề xuất qua 2 giai đoạn là thử nghiệm và chuyển đổi (áp dụng chính thức thí điểm với khách hàng được lựa chọn).

Ở giai đoạn thử nghiệm, sẽ thử nghiệm trên dữ liệu thời gian thực với việc tiếp tục áp dụng biểu giá bán lẻ điện hiện hành để tính hóa đơn tiền điện đến hết năm 2024. Kết quả tính toán tiền điện theo cơ chế giá 2 thành phần trong giai đoạn thử nghiệm tiếp tục dùng để so sánh, đánh giá, tiến hành tổng kết, rút kinh nghiệm để có những điều chỉnh phù hợp nhằm hoàn thiện biểu giá sẵn sàng cho giai đoạn chuyển đổi.

Giai đoạn áp dụng chính thức giá 2 thành phần sẽ thí điểm cho khách hàng sản xuất bình thường trong tập khách hàng Nghị định số 80/2024/NĐ-CP được đơn vị tư vấn đề xuất bắt đầu từ đầu năm 2025.

Tuy nhiên, EVN cho rằng lộ trình thời gian thực hiện, đối tượng áp dụng cơ chế giá này cần được Thủ tướng, Bộ Công Thương hướng dẫn. Đồng thời, việc thay đổi cơ chế tính giá điện cần được xem xét kỹ lưỡng, có lộ trình phù hợp.

Thủ tướng yêu cầu xem xét tăng nhập khẩu điện từ Trung Quốc nếu cần

Thủ tướng giao Bộ Công Thương nghiên cứu thúc đẩy mua điện từ Lào và xem xét khả năng tăng nhập khẩu điện từ Trung Quốc để bổ sung cho hệ thống nếu cần.

Mục tiêu EVN có lãi năm 2025

Đề án tái cơ cấu đặt mục tiêu đưa Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thành tập đoàn kinh tế mạnh, kinh doanh bền vững, hiệu quả và có lãi, với tăng trưởng doanh thu bình quân 7-10%.

Lo giá hàng hóa tăng theo giá điện

Sau khi EVN tăng giá điện, nhiều người dân, hộ kinh doanh lo lắng giá điện có thể khiến nhiều hàng hóa tăng trong giai đoạn cuối năm.

Trong môi trường kinh tế hiện nay, đầu tư đã trở thành khái niệm không mấy xa lạ với hầu hết mọi người. Để độc giả có thể tiếp cận những xu hướng đầu tư mới nhất, Tri Thức - Znews xây dựng chủ đề Đầu tư qua sách - nơi ghi lại những cuốn sách, câu chuyện, xu hướng đầu tư đã và đang diễn ra. Trong đó, các lĩnh vực đầu tư phổ biến bao gồm bất động sản, chứng khoán, ngoại hối và tiền ảo... Ngoài các câu chuyện về đầu tư, Đầu tư qua sách còn bao gồm các kiến thức về quản lý gia sản, tài chính cá nhân.

Minh Khánh

Bạn có thể quan tâm