Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

EU trừng phạt kinh tế Nga thêm 6 tháng

Các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) ngày 18/12 quyết định gia hạn lệnh trừng phạt kinh tế chống lại Nga thêm 6 tháng bởi liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine.

“Ủy ban đại diện thường trực (COREPER) đã chấp thuận gia hạn lệnh trừng phạt chống lại Nga”, AFP dẫn nguồn tin từ EU, đề cập tới cuộc họp chính thức của đại diện 28 nước thành viên.

Một quan chức giấu tên cho biết, các thủ tục liên quan sẽ hoàn tất vào ngày 21/12 và thông báo chính thức vào ngày 22/12. Các biện pháp trừng phạt sẽ kéo dài đến cuối tháng 7/2016.

Ban đầu, quyết định này chỉ mang tính hình thức. Nó bị trì hoãn hai tuần sau khi một số quốc gia, dẫn đầu là Italy, đặt câu hỏi rằng có nên trừng phạt Nga trong khi cũng cần sự giúp đỡ của Moscow về các vấn đề quốc tế quan trọng, bao gồm cuộc xung đột ở Syria.

Liên minh châu Âu (EU) quyết định trừng phạt Nga đến tháng 7/2016. Ảnh minh họa: AFP

Italy có quan hệ lâu đời thân thiết với Nga và muốn các nhà lãnh đạo EU tại hội nghị thượng đỉnh tổ chức hôm 17-18/12 ở Brussels, Bỉ, thảo luận về vấn đề này. Tuy nhiên, mọi nỗ lực của Thủ tướng Italy, ông Minister Matteo Renzi, không thành khi vấn đề không được đưa vào chương trình nghị sự.

Cùng ngày 18/12, EU công bố quyết định miễn thị thực du lịch ngắn hạn đến EU cho công dân các quốc gia đến từ Ukraine, Gruzia, Kosovo, tất cả đều có xung đột với Nga.

Trước đó, nỗ lực của Moscow để miễn thị thực cho doanh nhân nước này thấy bại khi Brussels bỏ ngỏ cuộc đàm phán hồi tháng 3/2014 do liên quan tới cuộc khủng hoảng Ukraine.

EU lần đầu tiên áp dụng lệnh trừng phạt kinh tế chống lại Nga từ tháng 7/2014 sau khi máy bay chở khách của hãng hàng không Malaysia Airlines bị bắn rơi, sau đó phe ly khai thân Nga ở miền Đông Ukraine bị cáo buộc thực hiện vụ bắn hạ.

Moscow nhiều lần bác bỏ các biện pháp trừng phạt nhằm vào ngân hàng, dầu mỏ và quốc phòng của Nga là không hiệu quả và phản tác dụng, đồng thời nước này cũng mong muốn tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau với EU.

Nga, châu Âu thiệt hại đủ đường vì Ukraine

Việc Pháp hủy bản hợp đồng 1,6 tỷ USD bán tàu sân bay đổ bộ trực thăng lớp Mistral cho Nga cho thấy châu Âu đang vô cùng quan ngại về những biến động khó lường tại Ukraine.

Tống Hoa

Bạn có thể quan tâm