Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

EU dọa phạt các công ty Trung Quốc

EU muốn xử phạt hoặc chặn các giao dịch đến từ các công ty ngoài quốc doanh, tuy nhiên, các nhóm doanh nghiệp Trung Quốc đang phàn nàn về kế hoạch này.

Theo Bloomberg, Ủy ban châu Âu đang tìm cách xử phạt hoặc chặn các giao dịch đến từ các công ty ngoài quốc doanh sau khi nền kinh tế bị đe dọa bởi những tổn hại do Trung Quốc gây ra.

Các quy tắc mới không đề cập trực tiếp tới Trung Quốc nhưng cố gắng phản hồi khiếu nại đến từ các doanh nghiệp châu Âu. Họ cho rằng mình không nhận được gói hỗ trợ tương xứng.

Kế hoạch trên cần sự ủng hộ từ chính phủ các nước trong liên minh EU, tuy nhiên, các nhóm doanh nghiệp Trung Quốc thể hiện thái độ không mấy tích cực. Họ coi đây chỉ là bản nháp và mọi thứ có thể thay đổi trước khi chính thức được đề xuất vào tuần tới.

EU doa phat cac cong ty Trung Quoc anh 1

Các doanh nghiệp châu Âu cho rằng họ đang không nhận được gói hỗ trợ Covid-19 tương xứng. Ảnh: Bloomberg.

Động thái này thúc đẩy sự gia tăng chủ nghĩa bảo hộ ở châu Âu, trong bối cảnh suy thoái nhanh chóng diễn ra gần một thế kỷ qua. Các chính phủ EU đã và đang tranh luận việc cho “hồi hương” chuỗi cung ứng sau những ảnh hưởng do đại dịch Covid-19 gây ra. Chỉ có Pháp và Đức cho rằng khối liên minh nên xem xét hình thành các “nhà vô địch châu Âu” để cạnh tranh với Mỹ và Trung Quốc.

Các cảnh báo cũng liên tục được đưa ra khi các công ty châu Âu bị mua lại mà không giới hạn hạn mức tín dụng. Thậm chí, các công ty này buộc ngừng kinh doanh vì đối thủ bán phá giá.

Các công ty ngoài quốc doanh tạo ra doanh thu ít nhất 500 triệu EUR ở châu Âu sẽ nhận được 50 triệu EUR từ nước ngoài trong 3 năm. Tuy nhiên, khoản trợ giúp này cần sự chấp thuận của EU dựa trên các dự thảo.

Nếu phát hiện công ty hưởng trợ cấp từ nước ngoài một cách không công bằng, EU mong muốn có thể phạt tới 10% doanh thu hàng năm của họ. Các hoạt động thiếu công minh bao gồm bảo lãnh nhà nước không giới hạn hoặc hạ thấp các đối thủ châu Âu. Điều đó cho thấy hợp đồng trợ cấp từ chính phủ với lợi ích không mang tính công bằng có thể bị huỷ bỏ.

Dựa trên bản dự thảo, quan chức châu Âu đang tìm cách kiểm tra văn phòng của các công ty ngoài quốc doanh dưới sự cho phép của họ.

Nhà lãnh đạo đề xuất các giải pháp để xoa dịu các công ty ngoài quốc doanh về trợ cấp. Các giải pháp này bao gồm cho đối thủ quyền truy cập vào cơ sở hạ tầng, cấp phép theo các điều khoản công bằng hoặc công bố nghiên cứu.

Ngoài ra, các công ty cũng có thể giảm năng suất hoặc sự hiện diện trên thị trường, thoái vốn hoặc hạn chế đầu tư.

Ủy ban châu Âu đã từ chối bình luận. Cùng với đó, phái đoàn của Trung Quốc tại EU cũng không đưa ra câu trả lời từ những yêu cầu bình luận.

Trung Quốc được xếp hạng là đối tác thương mại lớn thứ 2 của EU vào năm 2019. Nước này sở hữu thương mại hàng hóa hai chiều trị giá hơn 1 tỷ EUR (1,2 tỷ USD).

Người trẻ Trung Quốc sống xa xỉ dù nợ nần

Thế hệ trẻ của Trung Quốc đang chi phần lớn thu nhập hàng tháng cho các thú chơi xa xỉ và ít quan tâm đến nợ nần do tin tưởng vào sự bùng nổ của nền kinh tế.

Phương Linh

Bạn có thể quan tâm