Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

EU ‘bật đèn xanh’ cho quy định về tiền mã hóa

Đạo luật mới của Nghị viện châu Âu sẽ giúp bảo vệ nhà đầu tư và ngăn chặn những hành vi phạm tội thông qua tiền mã hóa.

Một khách hàng đang kiểm tra giá Bitcoin tại một ATM tiền mã hóa ở Tây Ban Nha. Ảnh: Bloomberg.

Theo Forbes, Nghị viện châu Âu (EP) đã thông qua đạo luật Thị trường tài sản tiền mã hóa (MiCA). Theo các nhà lập pháp, quy định mới sẽ bảo vệ các nhà đầu tư, ngăn chặn tội phạm tài chính và hành vi thao túng thị trường.

Với 517 phiếu thuận, 38 phiếu chống và 18 phiếu trắng, EP đã yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ liên quan đến tiền mã hóa phải bảo vệ tài sản của khách hàng và chịu trách nhiệm pháp lý nếu tài sản bị thất thoát.

Bên cạnh đó, các đơn vị này sẽ phải tuyên bố công khai về mức tiêu thụ năng lượng. Điều này xuất phát từ việc những hoạt động liên quan đến tiền mã hóa thường thải ra lượng khí thải rất lớn.

Không chỉ vậy, các bên chấp nhận giao dịch bằng tiền mã hóa cũng phải được đăng ký với cơ quan chức năng. Những thông tin liên quan đến người nhận và người gửi tiền mã hóa cũng sẽ được lưu lại và giao nộp khi cần thiết.

“Quy định mới sẽ đưa Liên minh châu Âu (EU) đi đầu trong nền kinh tế blockchain. Người tiêu dùng sẽ được bảo vệ khỏi các vụ gian lận, lừa đảo và dần lấy lại niềm tin sau sự sụp đổ của FTX”, ông Stefan Berger, đại biểu Nghị viện châu Âu, chia sẻ.

Theo Chainalysis, các điều khoản về stablecoin (tiền ổn định) trong đạo luật MiCA sẽ có hiệu lực vào tháng 7/2024. Trong khi đó, các điều khoản khác, bao gồm cả những quy định về nhà cung cấp dịch vụ tài sản tiền mã hóa, sẽ chính thức được áp dụng vào tháng 1/2025.

Trang The Currency Analytics cho rằng việc các nhà lập pháp EU phê duyệt đạo luật MiCA đã đặt ra một cột mốc quan trọng đối với ngành công nghiệp tiền mã hóa. Những quy định đột phá này có thể sẽ mở đường cho sự phát triển của hệ sinh thái tài sản kỹ thuật số.

Đồng thời, nghị định mới sẽ trực tiếp khuyến khích các ngân hàng trung ương phát hành những loại tiền mã hóa của riêng mình. Khi đó, khung pháp lý của EU có thể đóng vai trò là một mô hình để các quốc gia khác trên thế giới học hỏi và áp dụng.

Chuyên gia: Chưa có khung pháp lý hoàn thiện cho fintech

Theo các chuyên gia, dù fintech đã xuất hiện từ nhiều năm và liên tục bùng nổ thời gian gần đây, chưa quốc gia nào trên thế giới xây dựng hệ thống pháp lý đầy đủ.

Netflix đặt mục tiêu tăng trưởng thấp

Doanh thu của Netflix trong quý đầu năm nay vượt xa kỳ vọng của giới đầu tư. Tuy nhiên, mức tăng trưởng mục tiêu mà công ty này đặt ra cho quý II lại thấp hơn mong đợi.

Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.

Thanh Vũ

Bạn có thể quan tâm