Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

EU bàn việc cấm nhập dầu Nga vào cuối năm nay

Liên minh châu Âu (EU) đang nghiêng về khả năng áp đặt lệnh cấm nhập khẩu dầu từ Nga vào cuối năm nay, Reuters dẫn tin từ hai nhà ngoại giao của khối này.

Thông tin trên được tiết lộ sau cuộc hội đàm giữa Ủy ban châu Âu (EC) và các nước thành viên EU diễn ra vào cuối tuần này.

EU đang chuẩn bị gói trừng phạt thứ sáu nhằm vào Moscow giữa lúc "chiến dịch quân sự đặc biệt" do Moscow phát động chống lại Ukraine đã diễn ra hơn hai tháng.

Gói trừng phạt này dự kiến ​​nhắm vào lĩnh vực dầu mỏ của Nga, cùng với đó là các ngân hàng Nga và Belarus. Danh sách đen cũng sẽ được mở rộng để nhắm vào nhiều cá nhân và công ty hơn.

EU muon cam nhap dau Nga vao cuoi nam. anh 1

Một nhà máy thuộc sở hữu của công ty dầu khí Irkutsk (INK) ở vùng Irkutsk, Liên bang Nga ngày 10/3/2019. Ảnh: Reuters.

Ủy ban châu Âu, cơ quan điều phối phản ứng chung của EU, đã tổ chức những cuộc thảo luận với các nước thành viên để bàn về biện pháp tăng cường lệnh trừng phạt Nga, chuẩn bị cho cuộc họp của đại sứ các nước thành viên tại EU sẽ diễn ra ở Brussels, Bỉ vào ngày 4/5.

Các bộ trưởng phụ trách lĩnh vực năng lượng của EU cũng sẽ gặp nhau tại thủ đô của Bỉ vào ngày 2/5 để thảo luận về vấn đề này.

Các nhà ngoại giao EU cho biết một số nước EU có thể chấm dứt việc sử dụng dầu nhập từ Nga trước cuối năm 2022, nhưng những nước khác, đặc biệt là các thành viên phía nam, lo ngại về ảnh hưởng tiêu cực của động thái này lên giá năng lượng.

Theo các nhà ngoại giao EU, Đức - nước nhập nhiều dầu từ Nga - dường như sẵn sàng thực hiện lộ trình cắt giảm đến cuối năm 2022. Tuy nhiên, các quốc gia như Áo, Hungary, Ý và Slovakia vẫn do dự.

Một số nước EU đề xuất áp đặt mức giá trần mà họ có thể chi trả cho dầu nhập từ Nga. Tuy nhiên, họ vẫn không tránh được khả năng phải mua dầu từ nơi khác với giá cao hơn.

Nga tăng gấp đôi doanh thu từ dầu mỏ trong hai tháng chiến sự

Nga đã thu về 62 tỷ euro nhờ xuất khẩu các nguồn nhiên liệu hóa thạch trong hai tháng qua, với Đức là bên mua lớn nhất.

Vì sao dầu quay đầu tăng giá?

Giá dầu trở lại đà tăng sau một tuần trồi sụt. Giới đầu tư lo ngại về khả năng xung đột Nga - Ukraine leo thang. Cùng với đó là các động thái trấn an mới của chính phủ Trung Quốc.

Nguyễn Thanh Hải

Bạn có thể quan tâm