Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đừng tạo áp lực cho con cái bằng kỳ vọng của cha mẹ

Mỗi đứa trẻ bước vào đời ta với đầy đủ khó khăn, rắc rối, bướng bỉnh và những thử thách về tính cách để ta thấy chính mình còn non nớt thế nào.

Khi nuôi dạy con cái, ta thường xuyên phải đứng trước cuộc chiến giữa lý trí và con tim. Một hành động không phù hợp có thể làm tổn thương tâm hồn của trẻ, ngược lại, một lời khen ngợi đúng lúc có thể tạo cảm hứng để con thăng hoa.

Cuốn sách Làm cha mẹ tỉnh thức sử dụng những thuật ngữ đơn giản, gần gũi và vô cùng đời thường. Qua đó, tác giả Shefali Tsabary đề cập đến vai trò lớn lao của sự đồng cảm và phương pháp nuôi dưỡng nó thông qua mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái.

Được sự đồng ý của Thái Hà Books, Zing trích đăng một phần cuốn sách.

Con trẻ có thể giúp ta nhìn ra những tàn dư của quá khứ và gợi lại những tình cảm sâu trong tiềm thức. Vì vậy, để biết tâm hồn ta cần phát triển ở chỗ nào, chẳng cần nhìn đâu xa hơn ánh mắt của con.

Dù là vô thức tạo ra những tình huống khiến mình cảm thấy trở lại như khi còn bé, hay theo một cách nào đó, để tránh né chúng, ta đều phải trải nghiệm một lần nữa những cảm xúc thuở ấu thơ. Bởi vì, trừ phi những vấn đề của thời thơ ấu được chuyển hóa, chúng chẳng bao giờ tự rời bỏ ta mà sẽ xuất hiện lại, rồi di truyền lên con cái.

Vì vậy, món quà vô giá mà con cái mang lại là hình ảnh phản chiếu sự vô thức của ta. Nhờ có chúng, ta nhận thấy sự vô thức đang biểu lộ trong thời gian và không gian hiện tại, đồng thời có cơ hội từ bỏ cái bóng của quá khứ, để không còn bị chế ngự bởi hoàn cảnh.

Con cái không phải "công cụ" để cha mẹ gián tiếp thực hiện ước mong

con cai anh 1

Đôi khi con trẻ phải chịu quá nhiều áp lực từ những kỳ vọng của cha mẹ. Ảnh: Harvard Health.

Con cái còn liên tục phản ánh những thành tựu và sai sót trên hành trình này để ta biết điều hướng đi cho đúng đắn. Bất chấp mục đích cao quý của ta, bởi vì vẫn nuôi dạy con theo cách ta từng được dưỡng dục, dấu ấn ấu thơ của ta vẫn tái hiện trên con.

Tôi xin lấy ví dụ minh họa bằng trường hợp của một người mẹ và con gái mà tôi tư vấn. Jessica vốn luôn là một học sinh ngoan và là đứa con lý tưởng cho đến năm 14 tuổi. Trong hai năm tiếp theo, cô bé trở thành cơn ác mộng của mẹ. Nói dối, trộm cắp, đi vũ trường và hút thuốc, cô bé trở nên thô lỗ, chống đối và thậm chí bạo lực.

Anya thấy bất an khi ở cạnh đứa con có tâm trạng thay đổi theo từng phút. Không kiềm chế được cảm xúc, cô nổi cơn thịnh nộ, la hét, chửi bới, thóa mạ con bằng những lời độc địa nhất. Anya hiểu hành vi của Jessica không đến mức phải chịu cơn bùng nổ như thế, nhưng cô không thể kiềm chế được cơn giận và cũng không hiểu nó từ đâu đến.

Vì nghĩ rằng mình kém cỏi, bạc nhược, cô không thể mang lại cho Jessica sự kết nối mà cô bé cần có. Việc gì đến cũng phải đến, Jessica thú nhận với tư vấn viên ở trường rằng cô bé bắt đầu tự rạch tay mình.

Khi phát hiện ra, Anya cầu cứu tôi giúp đỡ. “Cứ như là tôi lại trở về năm 6 tuổi”, cô chia sẻ. “Khi bị con hét vào mặt, tôi cảm thấy hệt như khi bị mẹ la hồi bé. Khi bị con đóng sầm cửa và bị cách ly khỏi thế giới của con, tôi cảm thấy như mình bị phạt vì làm điều gì đó sai.

Điều khác biệt là hồi xưa tôi không thể phản kháng với bố mẹ, còn giờ thì tôi không thể ngừng chửi mắng. Mỗi lần con làm tôi có cảm giác giống như khi bố mẹ đã gây ra cho tôi, cả thế giới xung quanh dường như sụp đổ và tôi thấy mình phát điên”.

Cách duy nhất để giải mã tiềm thức mà con gái của Anya đã khuấy động lên là xem xét lại quá khứ, đặc biệt là gia đình, nơi cô đã lớn lên. Bố của Anya tính tình lạnh lùng, khô khan, khiến cô luôn thèm khát tình cảm. Mẹ cô “chẳng bao giờ ở bên”, Anya giải thích.

“Kể cả khi ở bên mẹ, tôi vẫn có cảm giác như bà không ở đó. Dù mới chỉ 7-8 tuổi, tôi đã bắt đầu biết cô đơn”. Sự cô đơn và thiếu thốn tình cảm từ bố mẹ lớn đến nỗi Anya quyết định tự tạo ra cho mình một nhân cách mới.

“Chỉ sau một đêm, tôi đã lột xác từ một cô gái thành một người đàn bà trưởng thành”, Anya nhớ lại. “Tôi tập thể dục điên cuồng và lao vào học hành xuất sắc”. Thật chẳng may, cho dù có cố gắng đến đâu, Anya cũng không xứng đáng đối với người cha già khó tính.

Một sự cố đặc biệt đến đã tạo ra bước ngoặt đời cô. Theo lời kể của Anya: “Tôi nhớ một hôm bố nổi giận vì tôi không ngồi yên khi làm bài tập về nhà. Vốn bản tính lầm lì, ông chẳng nói chẳng rằng lôi tôi ra góc nhà, bắt tôi quỳ gối trên sàn và giơ hai tay lên trời. Tôi đã quỳ và giơ tay như thế suốt hai tiếng đồng hồ. Trong thời gian đó, bố chẳng thèm nói một lời nào. Mẹ cũng không dám hé răng. Không ai ngó ngàng đến tôi.

con cai anh 2

Thay vì áp đặt, hãy khích lệ lũ trẻ. Ảnh: Main Line Parent.

Sau hai giờ đồng hồ, bố mới cho phép tôi đứng dậy để học bài. Kể từ ngày hôm đó, tôi thề sẽ không bao giờ để mình gặp rắc rối nữa". Anya đã huấn luyện Jessica thành rô-bốt của riêng mình, hệt như hồi cô học cách trở thành đứa con “hoàn hảo”: vô cảm, ngoan ngoãn, dễ bảo và chỉn chu.

Tuy nhiên, với cá tính hoàn toàn khác biệt, Jessica chỉ vâng lời mẹ khi còn bé. Khi đến tuổi dậy thì, cô bé lập tức nổi loạn. Jessica càng nổi loạn bao nhiêu, Anya càng khắt khe và áp đặt bấy nhiêu. Cuối cùng, Jessica sụp đổ. Và việc rạch tay diễn ra. Nhìn vào hành vi của con, Anya chỉ thấy những vết thương của chính mình ngày xưa, được gây ra bởi sự nóng giận, chối bỏ của bố mẹ.

Hãy để con cái phát triển theo đúng nhu cầu, tính cách

Bi kịch nằm ở chỗ cô phản ứng không đúng đối tượng. Anya không hề biết rằng nếu xem xét trong hoàn cảnh nuôi dưỡng khắt khe như thế, con gái cư xử như thế là điều đương nhiên.

Cô không thể nhận ra Jessica đang muốn nói, “Đừng đánh đố con nữa. Hãy tỉnh dậy và thừa nhận con là một bản thể riêng với những nhu cầu hoàn toàn khác mẹ. Con không thể chỉ biết vâng lời mẹ nữa”. Jessica thực ra đang cầu xin sự giải thoát mà Anya chưa bao giờ có được. Bé bị ấn vào tay lá cờ xung phong trong cuộc chiến chưa thành của mẹ. Tuy là đứa trẻ “hư” trong mắt mọi người,

Điều đáng buồn là cha mẹ chúng ta thường không để con có cơ hội hoàn thành sứ mệnh cao quý đó trong cuộc sống. Ngược lại, ta tìm cách bắt chúng đuổi theo những kế hoạch và những ảo tưởng của ta.

Làm sao có thể hướng dẫn, bảo vệ và chu cấp về mặt vật chất cho con, mà vẫn nhất quán không lấn át cá tính con, nếu ta không nuôi dưỡng cho chính mình một tâm hồn tự do? Nếu tâm hồn ta chẳng may bị đè nén bởi cha mẹ ta, những người thiếu gắn kết với tự do cảm xúc của họ, rất có thể ta cũng đè nén con cái của mình.

Ta dễ vô tình lặp lại nơi vết thương ta phải chịu đựng thời thơ ấu, di truyền vết thương đã được trao truyền từ nhiều thế hệ. Vì thế, tự giải thoát khỏi trạng thái vô thức và hướng đến lối sống tỉnh thức hơn là điều cực kỳ quan trọng.

'Cha mẹ, thầy cô cần làm gương để trẻ đọc sách'

TS Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng rèn luyện thói quen đọc sách cho học sinh và phát triển văn hóa đọc là nhiệm vụ quan trọng của các trường học hiện nay.

Mẹ thần đồng Nhật Nam chia sẻ bí quyết dạy con đọc sách

“Những lúc rảnh rỗi, bạn có đọc sách cho con thay cho dùng điện thoại hoặc xem tivi?” là một trong 16 câu hỏi chị Phan Hồ Điệp gửi đến các cha mẹ muốn rèn con thói quen đọc sách.

Trích: "Làm cha mẹ tỉnh thức"

Bạn có thể quan tâm