Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Dung nham khổng lồ lượn sóng trên vệ tinh của Sao Mộc

Các nhà thiên văn học đã phát hiện ra 2 dòng nham thạch khổng lồ lượn quanh miệng núi lửa Loki Patera rộng 200 km trên một trong các vệ tinh của Sao Mộc.

Hình ảnh do kính viễn vọng mặt đất ghi lại cho thấy các đợt sóng bắt đầu từ phía tây miệng núi lửa Loki Patera rộng lớn rồi gặp nhau ở phía bên kia một tháng sau đó. Làn sóng đi theo chiều kim đồng hồ di chuyển khoảng 1 km mỗi ngày, trong khi làn sóng còn lại di chuyển với tốc độ gấp đôi.

Các nhà khoa học phát hiện ra hiện tượng trên khi vệ tinh Europa của Sao Mộc đi qua Io, một vệ tinh có kích thước nhỏ hơn. Họ nhận thấy bề mặt phủ nước đá của Europa phản chiếu rất ít ánh sáng mặt trời ở bước sóng hồng ngoại.

Điều này cho phép họ nhận diện chính xác nguồn nhiệt phát ra từ các núi lửa trên Io. Từ đó, các nhà nghiên cứu đã tạo ra một bản đồ nhiệt cho thấy nhiệt độ thay đổi như thế nào trên miệng núi lửa.

mat trang Io cua Sao Tho anh 1
Vệ tinh Io của Sao Mộc có hoạt động núi lửa dữ dội đến nỗi các đám mây lưu huỳnh và lưu huỳnh dioxit có thể bị thổi xa đến 480 km lên bầu trời. Ảnh: AP.

Các vùng sáng nhất cho thấy dòng nham thạch mới và nóng nhất, trong khi các vùng nhạt hơn chỉ ra dòng nham thạch cũ và lạnh hơn.

Theo báo cáo trên tạp chí Nature, bản đồ cho thấy làn sóng dung nham thứ nhất chảy từ góc tây bắc của Loki Patera và di chuyển theo chiều kim đồng hồ. Làn sóng thứ 2 nối tiếp sau đó từ một điểm khác ở phía tây miệng núi lửa và di chuyển ngược theo chiều kim đồng hồ về phía đông.

Phát hiện này có thể củng cố giả thuyết của giới khoa học về khả năng tự đảo của các hồ dung nham khi một phần lớp vỏ đủ nguội và đông đặc để chìm xuống bên dưới, kéo theo nhiều lớp vỏ khác chìm theo.

Quá trình này giải phóng các dòng dung nham lan rộng khắp lưu vực. Khi lớp vỏ tách ra, magma có thể bắn lên bầu trời giống như đài phun nước. Toàn bộ quá trình kéo dài nhiều tháng, sau đó dừng lại và lại bắt đầu trong 18 tháng sau hoặc lâu hơn.

Io là vệ tinh lớn thứ 3 của Sao Mộc, lớn hơn một chút so với Mặt Trăng của Trái Đất. Các nhà khoa học cho rằng Io chứa rất ít nước nhưng lại có các hoạt động núi lửa mạnh mẽ.

Phi thuyền Cassini bay vào vùng bí ẩn quanh Sao Thổ Ngày 26/4, phi thuyền Cassini của NASA sẽ bay vào vùng không gian đầy bí ẩn giữa Sao Thổ và vành đai phát sáng đầy bí ẩn của hành tinh này trước khi tự nổ tung vào cuối năm nay.

Trung Quốc nuôi tham vọng 'săn' tiểu hành tinh

Trung Quốc vừa tiết lộ khả năng nước này sẽ triển khai một sứ mệnh không gian với mục đích "săn bắt" những tiểu hành tinh và nghiên cứu về các loại khoáng chất bên trong.

Màn kết của phi thuyền Cassini sau 13 năm khám phá Sao Thổ

Bề mặt khắc nghiệt của Sao Thổ sẽ là nơi đáp xuống cuối cùng của Cassini, chính thức khép lại sứ mệnh đầy tham vọng của nhân loại nhằm khám phá hành tinh khí khổng lồ và bí ẩn này.

Tuyết Mai

Bạn có thể quan tâm